✴️ Sốt xuất huyết - Hãy luôn đề phòng!

Nội dung

Nguyên nhân:

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Virus Dengue có 4 type huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4

Triệu chứng:

Thông thường ở trẻ em và thanh thiếu niên ít xuất hiện các triệu chứng trong khoảng thời gian đầu khi tiếp xúc với virus sốt xuất huyết. Một các trường hợp nặng, các triệu chứng sẽ xuất hiện sau khoảng 4 đến 7 ngày kể từ khi bị muỗi đốt.

Các triệu chứng của sốt xuất huyết như:

  • Sốt cao trên 40oC.
  • Đau đầu, đau cơ, xương khớp.
  • Nôn hoặc buồn nôn,
  • Đau sau mắt.
  • Sưng các hạch bạch huyết.
  • Phát ban.

Thông thường, bệnh nhân phục hồi sau khoảng từ 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên trong một số trường hợp tình trạng bệnh nhân có thể xấu đi, thậm chí đe dọa đên tính mạng:

  • Mạch máu bị tổn thương, dễ vỡ.
  • Số lượng tiểu cầu giảm mạnh.
  • Đau bụng quằn quại.
  • Nôn liên tục.
  • Chảy máu từ nướu hay mũi.
  • Máu trong nước tiểu, phân hoặc nôn ra máu.
  • Xuất huyết dưới da.
  • Khó thở hoặc thở nhanh.
  • Da lạnh và rịn mồ hôi.
  • Mệt mỏi, khó chịu, bồn chồn

Nếu có các triệu chứng của sốt xuất huyết, cần nhập viện ngay để có những theo dõi và điều trị kịp thời.

Biến chứng:

  • Trường hợp nghiêm trọng, sốt xuất huyết có thể gây tổn thương phổi, gan, tim. Tụt huyết áp đột ngột có thể gây sốc và trong một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong.
  • Sốt xuất huyết ở trẻ em có thể bị chẩn đoán nhầm lẫn với các loại nhiễm siêu vi khác, tỉ lệ tử vong ở nhóm trẻ có sốt cao (6,3%)
  • Ở bệnh nhân lớn tuổi, sức đề kháng yếu thời gian nằm viện dài ngày có thể dẫn đến nhiễm trùng, nguy cơ tử vong cao hơn.
  • Sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến sẩy thai, trẻ sanh non, nhẹ cân…

Phòng ngừa:

  • Tiêm vắc-xin ở những người độ tuổi từ 9 đến 45 ở những vùng có tỉ lệ mắc sốt xuất huyết cao. Vắc-xin có tác dụng bảo vệ tốt với những đối tượng đã từng mắc sốt xuất huyết trước đó. Các chuyên gia khuyến cáo rằng không áp dụng ở trẻ nhỏ bởi tiêm vắc- xin làm tăng mức độ trầm trọng khi mắc phải sốt xuất huyết 2 năm sau khi tiêm ngừa.
  • Cách tốt nhất để ngăn ngừa sốt xuất huyết là tránh bị muỗi đốt, bằng các biện pháp như:

+ Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:

Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước, thả cá vào các vật dụng chứa nước lớn.

Thau rửa các dụng chụ chứa nước vừa và nhỏ hàng tuần.

Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không cần thiết.

+ Mặc đồ bảo hộ, áo dài tay, quần dài, mang vớ, găng tay…

+ Ngủ màn (mùng) kể cả ban ngày, sử dụng thuốc bôi hay xịt chống muỗi, sử dụng rèm che, màn tẩm thuốc diệt muỗi.

+ Để người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt lây lan cho người khác.

Dịp hè thời tiết thay đổi, nhiều ao tù nước đọng là dịp để muỗi sinh sôi, truyền bệnh. Vậy hãy thực hiện các biện phải bảo vệ gia đình và người thân của bạn tránh khỏi sốt xuất huyết. Đối với công cuộc bảo vệ và giữ gìn sức khỏe, phòng bệnh sẽ luôn luôn tốt hơn chữa bệnh.

Xem thêm: Những điều cần biết về bệnh tay, chân và miệng

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top