Các triệu chứng của tay chân miệng thường xuất hiện khoảng từ 03 đến 07 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên với virus.
Triệu chứng đáng chú ý đầu tiên là sốt từ 38 đến 39 độ C trong 24 đến 48 giờ có kèm đau họng. Các triệu chứng khác, bao gồm:
Một số sẽ không có triệu chứng nhưng vẫn có thể lây truyền virus cho người khác. Khoảng thời gian dễ lây nhất là trong 07 ngày đầu tiên của bệnh.
Virus nhóm enterovirus thường gây ra bệnh tay chân miệng, trong đó Coxsackievirus là loại phổ biến nhất đặc biệt là coxsackievirus A16 và Enterovirus 71.
Những virus này thường lây lan qua miệng và hậu môn thường được tìm thấy trong nước bọt, chất nhầy, phân và dịch tiết người mắc bệnh tay chân miệng. Các phương thức lây truyền virus phổ biến bao gồm:
Hệ thống miễn dịch ở trẻ nhỏ chưa phát triển các kháng thể để chống lại căn bệnh này. Do đó, trẻ em dưới 10 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng, cao nhất là trẻ dưới 5 tuổi.
Trẻ thường xuyên tiếp xúc với các trẻ khác như ở trường học, nhà trẻ có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao hơn.
Có thể chẩn đoán chẩn đoán tay chân miệng bằng cách tiến hành thăm khám lâm sàng và kiểm tra thể chất. Bác sĩ có thể quan sát vết loét hoặc mụn nước ở bàn chân, bàn tay hay ở bộ phận sinh dục và các biểu hiện đi kèm.
Đôi khi có thể cần thực hiện một số xét nghiệm nhằm tìm kiếm các kháng thể hoặc vật liệu của virus trong mẫu bệnh phẩm nhằm xác nhận chẩn đoán.
Sau khi xác nhận bệnh, bác sĩ có thể khuyến nghị cho trẻ sử dụng một số loại thuốc không kê đơn (OTC) giúp giảm đau và hạ sốt.
Nước súc miệng hoặc thuốc xịt gây tê có thể giúp giảm đau ở miệng. Ngoài ra, một số lưu ý trong ăn uống như ăn thực phẩm mềm, dễ nuốt, tránh thức ăn nóng hoặc cay. Nếu vết loét miệng gây nhiều khó chịu có thể uống nước lạnh hoặc chườm đá viên giúp cải thiện tình trạng.
Nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc xuất hiện các biến chứng, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán điều trị.
Hiện không có vắc – xin để ngăn ngừa bệnh tay chân miệng. Bệnh lây lan qua tiếp xúc giữa người với người, do đó các biện pháp chăm sóc và vệ sinh cá nhân tốt có thể làm giảm nguy cơ mắc phải như:
Tay chân miệng thường xuất hiện phổ biến nhất ở trẻ em, tuy nhiên cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn.
Người lớn bệnh có các triệu chứng và biểu hiện nhẹ hơn thậm chí nhiều trường hợp không biết rằng mình mắc bệnh. Các trường hợp nghiêm trọng hiếm khi xảy ra và việc điều trị là như nhau đối với cả trẻ em và người lớn.
Biến chứng là vấn đề rất hiếm khi xảy ra. Nếu nguyên nhân gây ra có sự hiện diện của virus enterovirus 71 có thể gây ra các biến chứng liên quan đến hệ thần kinh như:
Sự bùng phát của bệnh tay chân miệng xảy ra thường xuyên ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam. Bệnh này ít khi có thể gây ra tình trạng nghiệm và hầu hết các trường hợp đều hồi phục mà không có biến chứng nào.
Với người khỏe mạnh, bệnh tay chân miệng có thể tự khỏi mà không cần điều trị trong 1-2 tuần. Nếu phụ huynh quá lo lắng về tình trạng của con trẻ, liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải đáp.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh