Xem lại: Những điều cần biết khi bị giật điện
Có nhiều yếu tố góp phần vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương do điện giật, bao gồm:
Các triệu chứng của bị điện giật thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các tổn thương do dò điện thấp thường thì chỉ ngoài da, trong khi tổn thương do tiếp xúc lâu với dòng điện thì có thể gây ra bỏng nặng hơn.
Tổn thương thứ phát do điện giật cũng có thể xảy ra. Nạn nhân có thể có phản xạ giật mạnh người ra khỏi dòng điện, dẫn đến việc mất thăng bằng hay ngã, từ đó có thể là tổn thương một bộ phận khác trên cơ thể.
Các tác dụng phụ ngắn
Tùy thuộc vào mức độ nặng, những tổn thương nguyên phát do điện giật có thể có:
Một vài người có thể chỉ có cảm giác khó chịu mà không có tổn thương nào về cơ thể có thể thấy được, nhưng cũng có những nạn nhân đau rất nhiều và có tổn thương cơ thể thấy rõ.
Những nạn nhân không có tổn thương đáng kể hay nhịp tim bất thường trong vòng 24-48 giờ sau khi bị điện giật, thì thường sẽ không tiến triển thêm.
Các tác dụng phụ nghiêm trọng khác bao gồm:
Tác dụng phụ mạn tính
Một nghiên cứu chỉ ra rằng những người bị điện giật thì thường không gặp những vấn đề về tim mạch trong vòng 5 năm sau khi gặp tai nạn, so với những người không bị.
Một người có thể gặp các triệu chứng khác nhau, từ tâm ly đến thần kinh và các triệu chứng của cơ thể.
Các triệu chứng bao gồm:
Tâm lý |
Thần kinh |
Cơ thể |
Rối loạn khủng hoảng hậu chấn thương |
Mất trí nhớ |
Đau |
Trầm cảm |
Khó tập trung |
Mệt mỏi |
Lo âu |
Cảm giác ngứa |
Đau đầu |
Mất ngủ |
Ngất |
Vận động giới hạn |
Dễ mất tập trung |
Mất thăng bằng |
Co cơ |
Mất trí nhớ |
Đau thần kinh tọa |
Cứng khớp |
Các cơn hoảng loạn |
Rối loạn phối hợp vận động |
Đổ mồ hôi đêm |
Những nạn nhân bị bỏng điện cần liên hệ ngay với trợ giúp y tế.
Đối với những các dòng điện nhỏ, ví dụ như các vật điện gia dụng, thì thường không cần phải điều trị y tế. Tuy nhiên, những nạn nhân cũng nên gặp bác sĩ sau khi bị điện giật.
Nếu như nạn nhân bị giật do dòng điện cao thế, cần gọi cấp cứu ngay lập tức
Trong các trường hợp bị điện giật nặng, trung tâm quản lý và phòng chống bệnh tật (CDC) đưa ra các lời khuyên sau:
Các bước thực hiện CPR:
Tại khoa cấp cứu, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ càng để đánh giá khả năng có tổn thương ở ngoài hay là bên trong cơ thể hay không. Các xét nghiệm có thể thực hiện là:
Không phải ai bị điện giật cũng cần phải được đưa đi cấp cứu. Hãy làm theo chỉ dẫn sau đây:
Tổn thương do điện giật không phải lúc nào cũng thấy được. Tùy thuộc vào hiệu điện thế của dòng điện mà tổn thương có thể nhẹ cho đến gây ra tử vong. Tuy nhiên, nếu như nạn nhân vẫn còn sống sau khi bị điện giật thì vẫn nên đi khám ở các cơ sở y tế để chắc chắn rằng không có thương tổn nào.
Nếu như phát hiện hay nghĩ rằng có ai đó vừa bị điện giật nặng thì nên gọi cấp cứu ngay. Kể cả khi bị điện giật nhẹ thì vẫn nên đi khám lại.
Điện giật và thương tổn chúng gây ra có nhiều cấp độ từ nhẹ đến rất nặng.
Nhiều tai nạn điện giật xảy ra ngay tại nhà, nên phải cẩn thận kiểm tra các thiết bị điện gia dụng trong nhà thường xuyên để có thể phát hiện hỏng hóc.
Đối với những người làm việc trong môi trường liên quan đến lắp ráp các hệ thống điện thì cần nên đặc biệt cẩn thận và luôn tuân theo các quy định an toàn.
Nếu như có ai đó vừa bị điện giật xong thì nên được sơ cứu ngay nếu như an toàn, và gọi cấp cứu ngay sau đó.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh