✴️ Giật cơ (MYOCLONUS)

Nội dung

Giật cơ là cử động co cơ một cách đột ngột. Nó có thể tự xảy ra (sinh lý) hoặc là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Nguyên nhân bao gồm tác dụng phụ của thuốc, tổn thương hệ thần kinh và các rối loạn ảnh hưởng đến não bộ.

Đối với một số người bị giật cơ nhẹ, ít hoặc không có ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, có thể không cần điều trị.

Tình trạng giật cơ nặng hơn có thể gây hạn chế khả năng vận động, đau hoặc khó chịu. Trong trường hợp giật cơ là triệu chứng của bệnh động kinh, điều trị thường bao gồm thuốc chống động kinh.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, việc tiêm Botox có thể được khuyến cáo để giúp ngăn ngừa tình trạng giật cơ.

1. Định nghĩa:

Giật cơ (Myoclonus) là một thuật ngữ y khoa để chỉ tình trạng co đột ngột của một cơ hay một nhóm cơ một cách vô thức nghĩa là chúng ta không kiểm soát được sự chuyển động này.

Hiện tượng giật cơ có thể xảy ra ngẫu nhiên tự phát hoặc gây ra do kích thích. Chúng có thể lặp lại theo một khuôn mẫu. Giật cơ không phải lúc nào cũng nghiêm trọng, ví dụ như nấc cụt.

Giật cơ cũng có thể là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh động kinh. Nó cũng có thể là phản ứng của cơ thể khi bị chấn thương, nhiễm trùng hoặc ngộ độc.

Mặc dù nguyên nhân vẫn chưa rõ ràng, nhưng nếu có tổn thương hoặc rối loạn chức năng ở các vùng não kiểm soát vận động thì có thể dẫn đến giật cơ.

2. Phân loại:

Có nhiều dạng giật cơ:

  • Giật cơ nguyên phát: tự phát, không kèm theo các triệu chứng khác. Có thể xảy ra ở nhiều bộ phận trên cơ thể như chân và vòm miệng. Trong số nhiều nguyên nhân bao gồm chấn thương, bệnh tật và ngộ độc.
  • Giật cơ thứ phát: triệu chứng của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn như bệnh Parkinson hoặc hội chứng chân không yên (Restless Legs Syndrome). Nó xuất hiện cùng với các triệu chứng khác và có thể không phải là triệu chứng đáng chú ý nhất.

phân loại

  • Giật cơ khi ngủ: thường xảy ra khi đi vào giấc ngủ. Nó có thể không do bệnh lý hoặc là một triệu chứng của hội chứng chân không yên. Ở một số người, giật cơ khi ngủ gây khó chịu và khó ngủ. Thay đổi lối sống và dùng thuốc có thể hữu ích trong trường hợp này.
  • Giật cơ vô căn tình trạng giật cơ mà không kèm các triệu chứng khác. Nó không có xu hướng phát triển hay xấu đi, có thể có tính chất gia đình.
  • Giật cơ do nhạy cảm với kích thích là phản ứng cơ thể với sự chuyển động, tiếng ồn hoặc ánh sáng. Bị bất ngờ có thể khiến một người dễ xảy ra tình trạng giật cơ kiểu này.
  • Giật cơ vòm miệng: liên quan đến các cơ ở vòm miệng co lại rất nhanh theo nhịp đều đặn. Các cơ ở lưỡi, cổ họng và mặt có thể bị giật cùng lúc. Nó có thể gây đau hoặc khó chịu.
  • Giật cơ khi vận động: dạng giật cơ nghiêm trọng, có thể gây giật ở mặt, cánh tay và chân khi một người cố gắng di chuyển. Tình trạng thường trở nên tệ hơn khi cố gắng thực hiện các chuyển động chính xác như cầm bút lên. Nguyên nhân có thể do tổn thương não do chấn thương.
  • Giật cơ do phản xạ vỏ não loại động kinh xuất phát từ lớp tế bào phía ngoài của não và thường ảnh hưởng đến các cơ riêng biệt ở một phần của cơ thể. Nó có thể gây ra tình trạng giật cơ trầm trọng hơn khi người bệnh cố gắng thực hiện một chuyển động cụ thể.
  • Giật cơ do phản xạ lưới là loại động kinh liên quan đến thân não. Nó gây ra hiện tượng giật cơ có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Thay đổi về tiếng ồn và ánh sáng có thể dẫn tới tình trạng này. Việc cố gắng thực hiện các chuyển động cụ thể có thể sẽ gây ra hiện tượng giật.
  • Động kinh giật cơ tiến triển: các triệu chứng khác của loại động kinh này bao gồm co giật, khó nói và giới hạn vận động. Diễn tiến xấu đi theo thời gian và có thể gây tử vong.

Xem thêm: Điều trị và quản lý co giật cơ

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top