✴️ Điều trị và quản lý co giật cơ

Nội dung

Giật cơ là cử động co cơ một cách đột ngột. Nó có thể tự xảy ra (sinh lý) hoặc là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Nguyên nhân bao gồm tác dụng phụ của thuốc, tổn thương hệ thần kinh và các rối loạn ảnh hưởng đến não bộ.

Đối với một số người bị giật cơ nhẹ, ít hoặc không có ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, có thể không cần điều trị.

1. Triệu chứng:

Hiện tượng giật cơ có thể ảnh hưởng đến một cơ hoặc một nhóm cơ, thường diễn ra đột ngột và không thể kiểm soát được.

Giật cơ có thể xảy ra đơn lẻ hoặc liên tiếp nhanh chóng, đôi khi chúng được kích hoạt bởi các chuyển động cụ thể hoặc các kích thích bên ngoài như thay đổi ánh sáng.

Nếu xảy ra khi cơ co lại thì gọi là giật cơ dương tính còn nếu xảy ra khi cơ thư giãn, thì gọi là chứng giật cơ âm tính.

Những người bị động kinh có thể có các cơn động kinh giật cơ; các cơ bị giật liên tục, liên tiếp nhanh chóng trong vài giây, thường bị ảnh hưởng nhất là cánh tay trên, vai và cổ.

Thường hoàn toàn nhận thức được và tỉnh táo trong cơn giật cơ.

2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ:

Giật cơ có thể xảy ra mà không có triệu chứng nào khác và không có nguyên nhân rõ ràng. Một người có thể bị giật cơ nhẹ kéo dài suốt đời.

Có thể có tính chất di truyền.

Ngoài ra, tổn thương não hoặc hệ thần kinh có thể gây ra giật cơ. Tổn thương có thể do:

  • Đột quỵ;
  • Chấn thương đầu hoặc tủy sống;
  • U não;
  • Suy gan, suy thận;
  • Thiếu oxy;
  • Ngộ độc.

Giật cơ có thể là một triệu chứng của các vấn đề bệnh lý khác như:

  • Bệnh Parkinson;
  • Bệnh Creutzfeldt-jakob;
  • Xơ cứng rải rác;
  • Bệnh Alzheimer và các loại sa sút trí tuệ khác;
  • Viêm não tự miễn.

Nhiều người động kinh bị giật cơ. Chứng động kinh ảnh hưởng đến các tín hiệu điện trong não, các sóng điện đột ngột gây ra giật cơ, co giật và mất nhận thức trong thời gian ngắn.

Có nhiều yếu tố kích hoạt khác nhau, thường gặp nhất là giật cơ khi ngủ hoặc khi thức dậy. Những người bị bệnh động kinh có thể dễ bị các triệu chứng hơn khi mệt mỏi hoặc căng thẳng.

nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

3. Điều trị và quản lý:

Thuốc kháng sinh, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm và thuốc phiện - có thể gây ra giật cơ như là một tác dụng phụ. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể gợi ý một loại thuốc khác để thay thế.

Thuốc chống co giật điều trị chứng động kinh có thể làm giảm chứng giật cơ.

Đối với co giật cơ nhẹ, kéo dài trong vài giây có thể không cần điều trị.

Nếu dùng thuốc không hiệu quả, việc tiêm Botox có thể được khuyến nghị để giảm các cơn giật cơ, vì botox giúp cơ bắp được thư giãn.

Nếu giật cơ là một triệu chứng của hội chứng chân không yên, thuốc và thay đổi lối sống có thể hữu ích như massage, tập thể dục nhiều hơn, điều chỉnh chế độ ngủ và không sử dụng đồ có cồn trong chế độ ăn uống.

4. Đi khám khi:

  • Xuất hiện giật cơ lần đầu. Việc khám sức khoẻ sẽ giúp tìm ra những bệnh lý tiềm ẩn.
  • Giật cơ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày hoặc kèm theo các triệu chứng khác, việc điều trị có thể sẽ được khuyến cáo.

5. Tổng kết:

Giật cơ có thể do nhiều vấn đề khác nhau. Nó có thể tự phát hoặc kèm theo các triệu chứng khác, mức độ có thể từ nhẹ đến nặng.

Mặc dù chưa rõ nguyên nhân, nhưng có mối liên quan rõ ràng tới não và hệ thần kinh. Phương pháp điều trị chứng giật cơ nặng hơn đang được nghiên cứu.

Có thể bạn quan tâm: Điện cơ (EMG) là gì?

Xem thêm: Rối loạn máy cơ mặt (TIC)

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top