Siêu âm đàn hồi gan là gì?
Siêu âm đàn hồi gan là một ứng dụng mới của siêu âm chẩn đoán để khảo sát đặc tính đàn hồi của mô mềm (độ cứng, độ nhớt). Có thể gọi siêu âm đàn hồi là "palpation imaging" [tạo hình bằng cách sờ].
Nguyên lý của siêu âm đàn hồi là mô sẽ biến dạng khi bị đè ấn. Mô hay tổn thương sẽ đáp ứng theo nhiều cách, tùy thuộc cấu tạo cơ học. Mô bình thường (mềm) sẽ biến dạng nhiều với áp lực trong khi mô bệnh lý, cứng hơn, sẽ biến dạng ít hơn. Độ tương phản của mô trên bản đồ đàn hồi là do khác biệt độ cứng của mô, được mã hóa màu tùy nhà sản suất (ví dụ: đỏ= cứng, xanh= mềm, hoặc ngược lại).
Tạo hình đàn hồi cho thấy nhiều loại mô mềm có cùng độ sinh echo nhưng có đặc tính cơ học khác nhau, giúp phân biệt được tổn thương bệnh lý. Tạo hình biến dạng mô (tissue strain imaging) dựa vào khác biệt về độ cứng (stiffness) của tổn thương ác tính và lành tính, áp dụng vào nhiều cơ quan: gan, vú, giáp, tuyến tiền liệt, v.v…với các nghiên cứu từ 1996.
Siêu âm đàn hồi phản ánh độ cứng của tổn thương, cách khám như siêu âm thường quy. Đã có nhiều bằng chứng trong y văn cho thấy siêu âm đàn hồi làm giảm việc sinh thiết không cần thiết, tăng cường chẩn đoán chính xác các bệnh lý u vú và gan.
Hiện tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã có triển khai gói khám siêu âm đàn hồi gan thực hiện trên dòng máy hiện đại của Hitachi Aloka Arietta V70.
Với việc áp dụng những kỹ thuật thăm khám mới, kết hợp với việc theo dõi lâm sàng chặt chẽ, tin rằng những bệnh nhân có bệnh lý gan mạn khi đến với Bệnh viện Nguyễn Tri Phương sẽ được cung cấp một chiến lược theo dõi và điều trị ngày càng phù hợp hơn!