Chán ăn ở người cao tuổi

Nếu bố hoặc mẹ bạn ăn uống không đầy đủ hoặc không chịu ăn thì sao? Có nhiều nguyên nhân trả lời cho câu hỏi vì sao bố mẹ bạn né tránh các bữa ăn. Tìm ra những lí do tại sao người già chán ăn để có biện pháp can thiệp là rất quan trọng. Sau đây là 10 lí do vì sao những người lớn tuổi ăn uống không đầy đủ:

 

1. Suy giảm khả năng khứu giác và vị giác

Việc ăn uống bao gồm rất nhiều giác quan: hương thơm, màu sắc và hương vị đều được cảm nhận ở trong miệng mỗi người, nhưng rất nhiều người cao tuổi bị mất dần cảm giác về mùi vị, dẫn tới mất đi cảm giác thèm ăn. Không có một viên thuốc thần kì nào có thể phục hồi hoàn toàn thính giác và vị giác.

Với vai trò là một người chăm sóc sức khỏe và là một đầu bếp, bạn có thể thay đổi các công thức nấu ăn của mình bằng cách thay thế các gia vị thường sử dụng hoặc tìm kiếm những gia vị mà chính bố mẹ bạn trước đây bằng các thảo mộc hay các gia vị mạnh hơn một chút, giới thiệu các hương vị mới được thêm vào trong các món ăn.

 

2. Giảm khả năng thị giác

Đục thủy tinh thể và các vấn đề về mắt khác có thể làm giảm khả năng cảm nhận các món ăn thông qua thị giác của bố mẹ bạn, khiến cho các hình ảnh trở nên mờ nhạt.

Bạn có thể làm tăng các tác động thị giác bằng cách tăng màu sắc của thực phẩm trên đĩa, sắp xếp thực phẩm riêng rẽ để các màu sắc trở nên rõ ràng và dễ dàng cảm nhận. Hãy cân nhắc để món chính có một bề mặt màu sắc, một món salad đa dạng các màu bằng khoai tây đỏ hoặc màu cam của cà rốt. Tất nhiên, cũng cần thay đổi cách trình bày món ăn mỗi ngày, trừ khi bố mẹ bạn thực sự rất thích một vài kiểu trình bày món ăn của bạn. Bằng cách này, bạn có thể đạt được hiệu quả tốt trong việc duy trì khả năng cảm nhận của thị giác.

 

3. Thuốc

Một số loại thuốc có những tác dụng phụ có thể làm thay đổi khẩu vị hoặc làm bố mẹ bạn ít cảm thấy đói. Hãy hỏi bác sĩ của bố mẹ bạn xem có phải loại thuốc đã được kê hoặc phương pháp điều trị gây nên mất cảm giác ngon miệng, cảm thấy hương vị chán đi hoặc vô vị hay không. Bác sĩ có thể có khả năng thay đổi sang các thuốc khác hoặc kê thêm các loại thuốc để điều chỉnh vấn đề này.

 

4. Táo bón

Một tác dụng phụ của rất nhiều loại thuốc kê đơn là táo bón, cảm giác khó chịu khiến bệnh nhân không muốn ăn. Bước đầu tiên để giải quyết là làm giảm ảnh hưởng của táo bón.

Cân nhắc đến việc tăng lượng nước bố mẹ bạn uống mỗi ngày. Với một chế độ ăn đầy đủ và dinh dưỡng, nước sẽ giúp làm sạch hệ tiêu hóa cũng như lượng thực phẩm bị giữ lại trong dạ dày.

Cân nhắc việc tăng các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, quả chín, ngũ cốc thô.

 

5. Khó khăn khi nhai

Nếu bố mẹ bạn có vấn đề về răng lợi khó nhai nuốt, hoặc nếu họ đang đeo hàm răng giả thì tức là thiết bị này cần được điều chỉnh. Hãy nói với nha sĩ của bố mẹ bạn để có thể kiểm tra và điểu chỉnh lại răng, lợi hoặc bộ răng giả.

Vấn đề nhai có thể thường được giải quyết bằng cách ăn những thức ăn mềm hơn. Thay thế những loại rau sống và quả tươi bằng các món rau đã được nấu chín và nước hoa quả. Các chất dinh dưỡng tốt cũng có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như sốt táo hoặc các loại hoa quả đóng hộp.

Thịt xay hoặc cắt nhỏ là những thực phẩm dễ nhai hoặc thay vì thịt, có thể cân nhắc các thực phẩm mềm như đậu đã được nấu nhừ, trứng, đậu phụ, cá ngừ,...

 

6. Ăn một mình

Một bữa ăn sẽ trở nên vui vẻ hơn nếu có ai đó hoặc một nhóm người cùng ăn với mình.

Hãy cố gắng cùng ăn với bố mẹ ít nhất một bữa mỗi ngày để bạn có thể hỏi thăm hay nói về việc áp dụng các công thức nấu ăn mới hoặc việc điều chỉnh lại các công thức ấy, cũng có thể thảo luận về các sự kiện diễn ra trong ngày.

Tập hợp các thành viên khác trong gia đình, bạn bè hoặc hàng xóm thường xuyên cùng ăn với bố mẹ bạn vào bữa trưa hoặc bữa tối. Khuyến khích mọi người đến thăm bố mẹ bạn ngoài những đợt thăm hỏi do ốm đau hoặc bị giới hạn thời gian, và họ nên hỏi những câu hỏi giúp bố mẹ bạn củng cố hoặc thậm chí tăng cường được sự nhanh nhạy và khả năng làm việc của trí óc. Những chuyến viếng thăm đã được hẹn trước chắc chắn sẽ khiến bố mẹ bạn cảm thấy hứng thú với bữa ăn hơn.

Hãy tìm những sự kiện có tổ chức các bữa ăn tại địa phương, ví dụ như bữa trưa tại Trung tâm người cao tuổi. Bữa ăn đó sẽ là một bữa ăn tốt cho sức khỏe và bố mẹ bạn có thể gặp gỡ những người già khác trong cộng đồng. Các cơ quan khu vực về người cao tuổi tại địa phương có thể cung cấp địa điểm và thông tin liên hệ về các bữa ăn đó, cũng có thể có thêm cả những dịch vụ hỗ trợ việc di chuyển.

 

7. Thiếu kiến thức hoặc động lực

Hãy thuyết phục bố mẹ bạn, chẳng hạn như: "Bố/Mẹ, nếu chúng ta có thể ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chúng ta có thể làm giảm những tác dụng phụ của các loại thuốc bố/mẹ đang dùng, thuốc cũng sẽ có tác dụng tốt hơn, và bố/ mẹ sẽ cảm thấy khỏe hơn. Hơn nữa, bố/mẹ có thể sống vui vẻ cùng con trong một khoảng thời gian dài hơn nữa. Bố/mẹ có thể cùng làm điều này với con không?"

Nếu bố mẹ bạn hiểu được vai trò không thể thiếu của dinh dưỡng trong cuộc sống của họ và đồng ý tham gia thì bạn đã có một đồng minh quan trọng trong việc này rồi.

Tiếp theo, hãy đưa ra những nhận xét tích cực ít nhất một lần mỗi ngày dành cho bố mẹ bạn " bằng việc bố/mẹ ăn đầy đủ dinh dưỡng, chúng ta đã có những bước tiến dài trong cải thiện tình trạng sức khỏe của bố/mẹ rồi đấy"

 

8. Sự đơn điệu

Nếu bố mẹ bạn đã tham gia vào chương trình dinh dưỡng lành mạnh hằng ngày mà bạn xây dựng thì hãy chiêu đãi họ một bữa trưa hay bữa tối tại nhà hàng để tăng thêm trải nghiệm ăn uống của họ. Bữa ăn đó chắc hẳn sẽ được chuẩn bị và nêm nếm gia vị khác với cách bạn thường làm ở nhà. Tiếp tục tập trung chọn những thực phẩm bổ dưỡng như trong chế độ ăn bạn đang áp dụng cho bố mẹ.

Việc đi ăn tại nhà hàng cũng sẽ giúp bạn được giải lao khỏi công việc bếp núc mỗi ngày.

 

9. Tìm kiếm trợ giúp để nấu ăn cho bố mẹ

Nếu bạn không thể chuẩn bị các bữa ăn cho bố mẹ, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ khác.

 

10. Phương pháp cuối cùng nếu bố mẹ bạn vẫn không chịu ăn

Dinh dưỡng đầy đủ là rất quan trong đối với bố mẹ bạn. Nếu tất cả các cách trên đều không có hiệu quả, hãy nhờ sự giúp đỡ từ bác sĩ của bố mẹ. Cho ăn cưỡng ép có thể là một lựa chọn cuối cùng, bác sĩ có thể chỉ định bố mẹ nhập viện để thực hiện điều này kết hợp với các xét nghiệm để xác định xem liệu có nguyên nhân thực thể nào khiến bố mẹ bạn từ chối thức ăn không, và sau đó sẽ có cách điều trị hoặc sửa chữa nguyên nhân đó.

Với vai trò là một người chăm sóc, nhiệm vụ quan tâm về dinh dưỡng cho bố mẹ của bạn là rất quan trọng. Thật vậy, bạn là người hoàn toàn có thể đảm được rằng bố mẹ bạn có một sức khỏe tốt nhất.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top