Điện giật xảy ra khi có dòng điện đi từ nguồn điện đang hoạt động xuyên qua một bộ phận trên cơ thể người. Điện giật có thể xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp với:
Có 4 dạng tổn thương do tiếp xúc với dòng điện:
Bị điện giật khi chạm vào ổ điện hay các thiết bị điện trong nhà thường hiếm khi gây ra những tổn thương nghiêm trọng, nhưng nếu tiếp xúc lâu thì có khả năng gây ra nguy hiểm.
Ngưỡng buông là mức ảnh hưởng khiến các cơ không thể buông giãn, tức là chúng không thể rút phần cơ thể ra được (nhằm thoát khỏi dòng điện) cho đến khi có ai đó tách được nguồn điện ra một cách an toàn. Bảng dưới đây cho thấy các đáp ứng của cơ thể con người đối với các cường độ điện thế khác nhau, được tính bằng đơn vị mi-li-am-pe (mA):
Dòng điện (mA) |
Đáp ứng |
0.2-2 |
Cảm giác tê điện giật |
1-2+ |
Đau do điện giật |
3-5 |
Ngưỡng buông của trẻ em |
6-10 |
Ngưỡng buông tối thiểu của người trưởng thành |
10-20 |
Co giật có thể xảy ra khi tiếp xúc |
22 |
99% người trưởng thành không thể buông |
20-50 |
Co giật có thể xảy ra |
50-100 |
Rối loạn nhịp tim nguy hiểm có thể xảy ra |
Theo một bài báo vào năm 2019, điện sinh hoạt hàng ngày trong một hộ gia đình điển hình ở Mỹ có hiệu điện thế là 110 V, một số thiết bị điện gia dụng có thể yêu cầu dòng điện 240V để hoạt động. Điện công nghiệp và đường dây điện chung có thể dẫn dòng điện trên 100,000V.
Cũng trong bài báo đó, người ta cho rằng dòng điện cao hơn 500V có thể gây ra bỏng nặng, trong khi đó dòng điện thấp hơn khoảng từ 110-120V thì có thể gây ra co giật cơ.
Con người có thể bị điện giật khi tiếp xúc với dòng điện ở trong các thiết bị điện gia dụng, ổ điện hay dây nối. Điện giật từ những thiết bị này hiếm khi gây ra tổn thương hay biến chứng nghiêm trọng.
Khoảng một nửa các trường hợp bị điện giật là do tai nạn lao động. Những nghề nghiệp có nguy cơ cao bị điện giật nhưng không đến mức gây tử vong là:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh