Gân cơ chân ngỗng là tên một cấu trúc giải phẫu nói về các gân liên kết với nhau và cùng bám vào mặt trước trong của đầu trên xương chày. Tên của bó gân này đến từ sự biểu hiện giống như chân có màng của các gân cơ may, gân cơ thon và gân cơ bán gân, bám vào xương chày. Giữa xương chày (Dây chằng bên trong) và các gân cơ chân ngỗng, có một túi hoạt dịch cho phép gân này trượt tự do khi gấp và duỗi gối (Hình. 8.13). Cả gân cơ chân ngỗng và túi hoạt dịch đều có thể bị tổn thương khi biến dạng xoay quá mức và biến dạng thoái hóa khớp khoang trong và nó có thể là nguồn gốc rất quan trọng gây đau ngoài khớp gối.
Hình 8.13 Túi hoạt dịch gân cơ chân ngỗng. (Reprinted with permission from Philip Peng Educational Series)
Mặt Cắt Siêu Âm
Tư thế: Bệnh nhân nằm ngữa gấp gối nhẹ và xoay ngoài khớp háng, lúc này tư thế chân giống như “Hình số 4”
Đầu dò: Linear 6–15 mHz
Khi bệnh nhân ở tư thế chân giống hình số 4, đặt đầu dò theo trục dài liên quan đến xương chày với phần đuôi tận hướng về phía trước (Hình. 8.14). Túi hoạt dịch có thể thấy là một đường mỏng giảm âm trong mặt phẳng này nằm giữa dây chằng bên trong (đầu mũi tên đen) và các gân cơ chân ngỗng (các mũi tên). Hình siêu âm ở phía trên bên phải (Hình. 8.14) chỉ ra giải phẫu siêu âm ở người bình thường. Hình siêu âm ở dưới bên phải chỉ ra túi hoạt dịch bệnh lý (∗∗) dễ dàng quan sát hơn và các gân lớn hơn và giảm âm nhiều hơn so với bình thường (khi so với dây chằng bên trong).
Hình. 8.14 Hình ảnh siêu âm của gân cơ chân ngỗng (được đánh dấu bằng các mũi tên đậm ở hình trên) và túi hoạt dịch của nó ( ở hình dưới). Đầu mũi tên đen-dây chằng bên trong. (Reprinted with permission from Philip Peng Educational Series)
Thủ Thuật
Kim: sử dụng kim 25G 1.5-inch
Các thuốc: 3 mL 20 mg Depo-Medrol trộn với bupivacaine 0.25
Tiêm túi hoạt dịch gân cơ chân ngỗng được thực hiện trong mặt phẳng với đích đến là mặt phẳng màng nằm giữa dây chằng bên trong và các gân cơ chân ngỗng (Các mũi tên) (Hình. 8.15). Hình ảnh lan rộng dạng đường thấy trong khi tiêm vào mặt phẳng màng mà không có thay đổi độ hồi âm của gân (gợi ý tiêm vào trong gân). Hai hình ở dưới chỉ cách đặt đầu dò và cách đi kim. Ngoài ra, túi hoạt dịch có thể được tiêm khi đặt đầu dò theo trục ngắn đối với gân cơ chân ngỗng (Hình. 8.16).
Dải chậu chày là một dải dày của mô liên kết ở vị trí mặt ngoài đùi từ xương chậu đến xương chày. Nó xuất phát tại đầu gần từ các gân của cơ căng cân đùi và cơ mông lớn và đi dọc mặt ngoài của đùi đến bám vào củ Gerdy’s (Hình. 8.17), là một mõm xương giữa đầu trên xương mác và lồi củ trước xương chày.
Hình 8.15 Tiêm túi hoạt dịch cơ chân ngỗng (∗∗) theo mặt phẳng trục dài. T, xương chày. (Reprinted with permission from Philip Peng Educational Series)
Hình. 8.16 Tiêm túi hoạt dịch (∗∗) theo mặt phẳng trục ngắn. (Reprinted with permission from Philip Peng Educational Series)
Hình. 8.17 Dải chậu chày và túi hoạt dịch của nó. Củ Gerdy được đánh dấu *. (Reprinted with permission from Philip Peng Education Series)
Hội chứng dải chậu chày (ITB) là một tổn thương thường gặp ở nhóm vận động viên vận động cao, nhưng cũng thể xảy ra ở những bệnh nhân có biến dạng xoay trong và/hoặc thoái hóa khớp gối khoang ngoài. Nguyên nhân chính của bệnh lý này liên quan đến sự ma sát của ITB lên mõm trên lồi cầu đùi ngoài khi gấp và duỗi, dẫn đến sự chèn ép lớp mỡ và mô liên kết nằm sâu ITB, và gây viêm mạn tính của túi hoạt dịch ITB. Hầu hết những bệnh nhân có triệu chứng phàn nàn về đau khớp gối ở mặt ngoài liên quan đến các vận động lặp lại nhiều lần. Hội chứng ITB được chẩn đoán chủ yếu dựa trên lâm sàng bằng khai thác tiền sử và khám thực thể.
Mặt Cắt Siêu Âm
Tư thế: Đặt bệnh nhân chân ngiêng ngoài hoặc bán ngoài với vùng quét ở mặt tự do
Đầu dò: Linear 6–15 MHz
Mặt cắt 1 và 2
Quét dài chậu chày (được đánh dấu bằng mũi tên) được thực hiện đầu tiên theo trục dài để đánh giá cấu trúc này từ đầu dưới xương đùi đến chỗ bám vào củ Gerdy’s tubercle (GT) (Hình. 8.18). Bình thường túi hoạt dịch giữa ITB và đầu dưới xương đùi không quát sát được một cách dễ dàng hoặc có thể biểu hiện là một dải mỏng giảm âm giữa xương đùi và dây chằng. Nên so sánh ITB với gối bên còn lại để đánh giá độ dày và độ hồi âm của ITB. Tụ dịch có thể thấy khi túi hoạt dịch chứa đầy chất lỏng (Hình. 8.19).
Hình. 8.18 Hình ảnh giải phẫu siêu âm dải chậu chày bình thường (ITB). (Reprinted with permission from Philip Peng Education Series)
Hình 8.19 ITB có viêm túi hoạt dịch. Trên bệnh nhân có hội chứng ITB, thì ITB (mũi tên) có thể biểu hiện dày kèm tụ dịch trong túi hoạt dịch (∗∗). VL, Cơ rộng ngoài. (Reprinted with permission from Philip Peng Education Series)
Thủ Thuật
Kim: sử dụng kim 25G 1.5-inch
Các thuốc: 3–5 mL Depo-Medrol (20 mg) trộn với 0.25% bupivacaine
Một kim 25G đi theo mặt phẳng từ hướng đầu (trên xuống) xuyên qua dải chậu dày ITB để đến túi hoạt dịch (Hình. 8.20). Sau đó, tiêm chậm 3–5 mL dịch đã pha và quan sát sự biến dạng của túi hoạt dịch.
Một cách tiếp cận khác là tiêm túi hoạt dịch theo mặt phẳng trục ngắn của ITB bằng cách sử dụng kim 22-gauge (mũi tên) đi từ hướng sau để tránh gây tổn thương hoặc chọc thủng ITB (Hình. 8.21).
Review Y Văn
Nền tảng của điều trị này là tiếp cận theo hướng không phẫu thuật để cải thiện triệu chứng của hội chứng ITB. Các thuốc kháng viêm nonsteroidal và tiêm corticosteroid có thể được sử dụng để điều trị đáp ứng viêm cấp. Mặc dù tiêm corticosteroid đã được chỉ ra là cải thiện đau đáng kể so với nhóm chứng, nhưng có rất ít các nghiên cứu chỉ ra tiêm corticosteroid dưới siêu âm.
Bệnh lý gân bánh chè (“jumper’s knee”) là một tình trạng gây đau và hạn chế vận động gây ra bởi stress lặp lại kéo dài của đầu gần gân bánh chè tại vị trí nguyên ủy của nó ở cực dưới xương bánh chè. Đặc biệt thường gặp ở nhóm vận động viên, tác động đến khoảng 40–50% người trong các môn thể thao đòi hỏi phải bứt tốcnhiều lần lặp lại từ duỗi gối, gồm bóng rổ, bòng chuyền, bóng đá và điền kinh. Bệnh lý gân bánh chè tác động đáng kể đến chất lượng sống, giảm chức năng và gây ra thay đổi trên hình ảnh siêu âm gân này.
Hình. 8.20 Hướng đi kim theo mặt phẳng trục dài vào túi hoạt dịch ITB. (Reprinted with permission from Philip Peng Education Series)
Hình. 8.21 Hướng đi kim theo mặt phẳng trục ngắn vào túi hoạt dịch ITB., túi hoạt dịch. (Reprinted with permission from Philip Peng Education Series)
Mặt Cắt Siêu Âm
Tư thế: Bệnh nhân nằm ngữa có gấp nhẹ gối
Đầu dò: Linear 6–15 MHz
Mặt cắt 1
Gân bánh chè bình thường (Hình. 8.22 ảnh trên trái). Gân bánh chè được quét theo trục dài với phần đầu tận của đầu dò ở cực dưới của xương bánh chè. Gân bánh chè (mũi tên đậm). Cần chú ý đến sự biểu hiện của mạc đùi (mũi tên đường) và lớp mỡ Hoffa (). TT, lồi củ chày. Hình trên phải: Tư thế và vị trí đặt đầu dò. Hình dưới trái: Gân bánh chè bất thường. Hình ảnh siêu âm gân bánh chè (PT) bất thường điển hình là giảm độ hồi âm và tăng độ dày (), các vùng trống âm khu trú (nang), và vôi hóa trong gân. Hình dưới phải: Thâm nhiễm các mạch máu tân tạo gợi ý viêm có thể thấy bằng cách sử dụng siêu âm Doppler và phân độ mức độ nặng. , lớp mỡ Hoffa.
Hình. 8.22 Sonographic images of patella tendon. (Reprinted with permission from Philip Peng Education Series)
Thủ thuật
Một số loại can thiệp dưới siêu âm đối với bệnh lý này đã được mô tả, bao gồm tiêm thể tích lớn dưới hình ảnh, tiêm steroid quanh gân, mở cửa sổ gân bằng kim, dextrose prolotherapy, và tiêm huyết tương giàu tiểu cầu trong gân.
Kim: Sử dụng kim 25G 1.5-inch (tiêm quanh gân); 20–22G needle (mở cửa sổ gân)
Thuốc: Depo-Medrol 20 mg trộn với 3 mL of bupivacaine 0.25% (tiêm quanh gân) và trộn với 20 mL dextrose 5% để tiêm thể tích lớn
Đặt đầu dò theo trục ngắn đối với gân bánh chè và kim (mũi tên) đi theo mặt phẳng từ vị trí mặt ngoài (Hình. 8.23a). Đối với tiêm thể tích lớn, kim đi theo mặt phẳng dưới gân bánh chè tendon (PT). Định vị bằng dịch được thực hiện để quan sát sự dịch chuyển ra sau của lớp mỡ Hoffa fat pad (HFD). #, dịch tiêm. Chú ý đến rách (mũi tên đậm) trong gân PT.
Hình. 8.23 Hướng đi kim (mũi tên) theo trục ngắn đối với gân bánh chè (a) đi dưới gân bánh chè (PT), #-dịch tiêm, (b) giữa gân bánh chè và mạc đùi (đầu mũi tên). *-dịch tiêm (Reprinted with permission from Philip Peng Education Series)
Hình. 8.24 Tiêm theo mặt phẳng trục dọc gân bánh chè. (Reprinted with permission from Philip Peng Education Series)
Tiêm quanh gân đi kim ở giữa gân bánh chè và mạc đùi (đầu mũi tên) (Hình. 8.23b). , dịch tiêm. Mặt cắt trục dài của gân bánh chè được sử dụng cho các thủ thuật trong gân như mở cửa sổ gân bằng kim (needle fenestration tenotomy) và/hoặc tiêm huyết tương giàu tiểu cầu trong gân và các chiến lược tái tạo khác (Hình. 8.24).
Acebes JC, Sánchez-Pernaute O. Ultrasonographic assessment of Baker’s cysts after intra-articular corticosteroid injection in knee osteoarthritis. J Clin Ultrasound. 2006;34:113–7.
Bandinelli F, Fedi R, Generini S, et al. Longitudinal ultrasound and clinical follow-up of Baker’s cysts injection with steroids in knee osteoarthritis. Clin Rheumatol. 2012;31:727–31.
Berkoff DJ. Clinical utility of ultrasound guidance for intra-articular knee injections: a review. Clin Interv Aging. 2012;7:89–95.
Chen CK, Lew HL, Liao RI. Ultrasound-guided diagnosis and aspiration of Baker’s cyst. Am J Phys Med Rehabil. 2012;91(11):1002–4.
Crisp T. High volume ultrasound guided injections at the interface between the patellar tendon and Hoffa’s body are effective in chronic patellar tendinopathy: a pilot study. Disabil Rehabil. 2008;30(20–22):1625–34.
Curtiss HM. Accuracy of ultrasound-guided and palpation-guided knee injections by an experi- enced and less-experienced injector using a superolateral approach: a cadaveric study. PM&R. 2011;3:507–15.
Daley EL. Elbow, knee, and shoulder: does injection site and imaging make a difference? A sys- tematic review. Am Sports Med. 2011;39:656–62.
Ellis R. Iliotibial band friction syndrome—a systematic review. Man Ther. 2007;12:200–8.
Ferrero G. Ultrasound-guided injection of platelet-rich plasma in chronic Achilles and patellar tendinopathy. J Ultrasound. 2012;15(4):260–6.
Finnoff JT. Accuracy of ultrasound-guided versus unguided pes anserinus bursa injections. PM&R.2010;2(8):732–9.
Gunter P. Local corticosteroid injection in iliotibial band friction syndrome in runners: a ran- domised controlled trial. Br J Sports Med. 2004;38:269–72.
Hong JH. Diagnosis of iliotibial band friction syndrome and ultrasound guided steroid injection.Korean J Pain. 2013;26(4):387–91.
Kanaan Y. Sonographically guided patellar tendon fenestration: prognostic value of preprocedure sonographic findings. Ultrasound Med. 2013;32(5):771–7.
Lueders DR. Ultrasound-guided knee procedures. Phys Med Rehabil Clin N Am.2016;27(3):631–48.
Peng PW, Shankar H. Ultrasound-guided interventional procedures in pain medicine: a review of anatomy, sonoanatomy, and procedures. Part V: knee joint. Reg Anesth Pain Med. 2014;39(5):368–80.
Sarah M. High volume image-guided Injections for patellar tendinopathy: a combined retrospec- tive and prospective case series. Muscles Ligaments Tendons J. 2014;4(2):214–9.pP
Smith MK. Treatment of popliteal (Baker) cysts with ultrasound-guided aspiration, fenestration, and injection long-term follow-up. Sports Health. 2015;7(5):409–14.
Strauss EJ. Iliotibial band syndrome: evaluation and management. J Am Acad Orthop Surg.2011;19:728–36.
Ward EE, Jacobson JA, Fessell DP, Hayes CW, van Holsbeeck M. Sonographic detection of
Baker’s cysts: comparison with MR imaging. AJR Am J Roentgenol. 2001;176:373–80.
Worp MP. Iliotibial band syndrome in runners: a systematic review. Sports Med. 2012;42:969–92.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh