Siêu âm doppler được chỉ định khi nào?
Chỉ định thực hiện siêu âm Doppler nếu bác sĩ nghi ngờ có các dấu hiệu của:
+ Huyết khối tĩnh mạch sâu: Đây là một bệnh lý có liên quan đến tình trạng máu bị đóng cục tại các tĩnh mạch nằm ở sâu bên trong cơ thể, cụ thể thì trường hợp này thường gặp nhất là các tĩnh mạch ở chân.
+ Xơ cứng động mạch: là tình trạng các động mạch cung cấp máu cho chân và bàn chân bị xơ cứng và thu hẹp lại, khiến cho việc lưu thông máu cho phần dưới cơ thể bị ảnh hưởng.
+ Viêm tắc tĩnh mạch nông: là dạng viêm tắc tĩnh mạch do các cục máu đông được hình thành trong tĩnh mạch nông, nằm ngay phía dưới bề mặt da.
+ Nghẽn thromboangiitis: đây là một căn bệnh cực kì hiếm gặp trên thế giới, trong đó các mạch máu của bàn tay và bàn chân bị viêm và sưng lên.
+ Có khối u mạch máu ở vị trí cánh tay hoặc chân
Siêu âm doppler có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Siêu âm doppler là phương pháp xét nghiệm không xâm lấn và không gây đau. Người được chỉ định thực hiện siêu âm không phải tiếp xúc với các bức xạ có hại. Cho đến thời điểm này chưa có bất cứ biến chứng nào xuất phát từ siêu âm Doppler được ghi nhận và đa số mọi người đều cảm thấy bình thường trong và sau quá trình thực hiện.
Cần chuẩn bị gì trước khi siêu âm doppler?
Nhìn chung, không cần chuẩn bị gi trước khi thực hiện siêu âm Doppler. Tuy nhiên những người hút thuốc có thể được yêu cầu tạm ngừng hút thuốc trong vài giờ trước khi làm siêu âm. Hút thuốc có thể khiến các mạch máu nhỏ lại, ảnh hưởng tới kết quả siêu âm Doppler.
Có một số yếu tố có thể tác động tới kết quả siêu âm Doppler mạch máu và người bệnh có thể sẽ phải kiểm tra thêm một lần nữa. Những yếu tố này bao gồm:
Kết quả siêu âm Doppler mạch máu sẽ được bác sĩ nghiên cứu, sau đó giải thích chi tiết cho người bệnh và thông báo thực hiện xét nghiệm bổ sung hoặc tư vấn kế hoạch điều trị nếu cần.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh