ĐẠI CƯƠNG
So với phương pháp sinh thiết dưới hướng dẫn của siêu âm, sinh thiết gan dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính thường dễ dàng hơn nhưng thường mất nhiều thời gian hơn, có thể nhiễm tia X cho người bệnh và có giá thành cao hơn. Tuy nhiên phương pháp này có ưu thế trong sinh thiết các tổn thương ở sâu, dưới hoành khi những vị trí này rất hạn chế dưới siêu âm hoặc những tổn thương không thấy dưới siêu âm.
CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Chỉ định
Chẩn đoán các bệnh lý gan lan tỏa mà lâm sàng, xét nghiệm cận lâm sàng hay chẩn đoán hình ảnh không rõ ràng.
Đối với tổn thương khối trong gan: Cần phân biệt tổn thương lành tính – ác tính.
Chẩn đoán giai đoạn của tổn thương ác tính.
Cần lấy bệnh phẩm để làm xét nghiệm vi sinh (nghi ngờ tổn thương viêm).
Chống chỉ định
Rối loạn đông máu.
Người bệnh không hợp tác tốt.
Không có đường vào an toàn để sinh thiết tổn thương (vướng hơi, vướng
các quai ruột…)
Huyết động hoặc hô hấp không ổn định.
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
Bác sỹ chuyên khoa
Bác sỹ phụ
Kỹ thuật viên điện quang
Điều dưỡng
Bác sỹ, kỹ thuật viên gây mê (nếu người bệnh không thể hợp tác)
Phương tiện
Máy chụp CLVT
Phim, máy in phim, hệ thống lưu trữ hình ảnh
Thuốc
Thuốc gây tê tại chỗ
Thuốc gây mê toàn thân (nếu có chỉ định gây mê)
Thuốc đối quang I-ốt tan trong nước
Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc
Vật tư y tế thông thường
Bơm tiêm 5; 10ml
Nước cất hoặc nước muối sinh lý
Găng tay, áo, mũ, khẩu trang phẫu thuật
Bông, gạc, băng dính phẫu thuật.
Vật tư y tế đặc biệt
Kim sinh thiết chuyên dụng
Người bệnh
Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp với thầy thuốc.
Tại phòng can thiệp: người bệnh nằm, lắp máy theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, điện tâm đồ, SpO2.
Sát trùng da sau đó phủ khăn phủ vô khuẩn có lỗ.
Người bệnh quá kích thích, không nằm yên: cần cho thuốc an thần…
Phiếu xét nghiệm
Hồ sơ bệnh án điều trị nội trú
Có phiếu chỉ định thực hiện thủ thuật đã được thông qua
Phim ảnh chụp X quang, CLVT, CHT (nếu có).
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Chuẩn bị tư thế người bệnh
Người bệnh nằm ngửa hoặc nghiêng phải-trái (tùy từng vị trí tổn thương) mà bác sỹ làm can thiệp quyết định để chọn đường vào an toàn và thuận lợi cho quá trình làm can thiệp.
Định vị tổn thương
Dán miếng định vị ngoài da tương ứng với vùng gan dự kiến sẽ chọc vào tổn thương (thường sử dụng miếng dán chứa 5 kim tiêm). Chụp các lớp cắt ngang qua vùng tổn thương.
Dùng bút đánh dấu vị trí sẽ chọc qua da.
Tiến hành sát khuẩn vùng sẽ chọc, trải toan.
Tiến hành gây tê tại chỗ bằng Lidocain 2% dưới da đến bao gan.
Tiếp cận tổn thương
Rạch da và đưa kim sinh thiết qua da vào tổn thương dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính. Một số trường hợp nên kết hợp với tiêm thuốc cản quang để bộc lộ rõ tổn thương.
Khi đã chắc chắn kim sinh thiết nằm trong tổn thương. Tiến hành cắt mảnh bệnh phẩm, có thể lấy 2-3 mảnh tùy thuộc vào chất lượng của mảnh cắt.
Kết thúc thủ thuật
Rút kim: trong trường hợp dùng kim to có thể phải nút đường chọc bằng keo hoặc gelfoam.
Người bệnh nằm tại giường bệnh ít nhất 6 giờ.
Theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ.
Theo dõi hô hấp.
TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Chảy máu trong ổ bụng
Thường sau can thiệp bao giờ cũng chảy ít máu nhưng không ảnh hưởng đến lâm sàng. Tuy nhiên trong một số trường hợp có rối loạn đông máu, sử dụng kim to, hay sinh thiết khối u gan giàu mạch máu dưới vỏ mà khi sinh thiết không chọn được đường chọc an toàn (đi qua nhu mô gan lành ít nhất 2 cm) có thể chảy máu ổ bụng mức độ nhiều, ảnh hưởng đến huyết động và tính mạng người bệnh.
Những trường hợp này, cần phải theo dõi chặt chẽ, truyền máu và các yếu tố đông máu (huyết tương tươi, tiểu câu…), trong trường hợp lâm sàng không ổn, có thể nút mạch dưới điện quang can thiệp hoặc chuyển phẫu thuật cầm máu.
Tràn dịch- khí màng phổi
Trong một số trường hợp vị trí chọc sinh thiết ở cao có thể chọc xuyên qua màng phổi gây tràn dịch ho c tràn khí màng phổi.
Nên theo dõi sát, trong trường hợp ảnh hưởng đến hô hấp có thể phải chọc hút hoặc dẫn lưu.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh