Tê tay là tình trạng thường xuyên gặp ở nhiều người. Đôi lúc tê tay có kết hợp với yếu sức và cảm giác ngứa ran. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin về một số nguyên nhân có thể gây tê ở tay, các triệu chứng kèm theo và một số lựa chọn điều trị.
Các tình trạng tim mạch sau đây có thể gây tê ở tay.
Tắc nghẽn nghiêm trọng trong việc cung cấp máu đến các cơ quan của tim có thể gây đau ngực cũng như ngứa ran và tê xuống cánh tay.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
Nhập viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị. Một số trường hợp cần can thiệp mạch máu để tái lưu lại động mạch bị tắc nghẽn.
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do sự gián đoạn hoặc suy giảm đáng kể dòng máu chảy lên não. Nguyên nhân có thể do huyết khối hoặc động mạch bị vỡ gây xuất huyết não dẫn đến đột quỵ.
Các triệu chứng có thể bao gồm:
Nếu một người đang bị đột quỵ nghi ngờ bị đột quỵ, bản thân hoặc người bên cạnh cần liên hệ trung tâm y tế gần nhất để có hỗ trợ kịp thời.
Phương pháp điều trị bằng liệu pháp tan huyết khối cho những bệnh nhân đến bệnh viện sớm trong giờ vàng (dưới 4.5 giờ) và lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học (dưới 6 giờ) kể từ lúc tai biến.
Các tình trạng mạch máu sau đây có thể gây tê ở tay.
Viêm mạch là một nhóm các rối loạn phá hủy các mạch máu do viêm ảnh hưởng lên cả động mạch và tĩnh mạch. Viêm bạch huyết đôi khi được coi là một loại viêm mạch.Viêm mạch có thể xảy ra khi hệ thống miễn dịch tự tấn công và gây viêm các mạch máu.
Các triệu chứng khác nhau dựa trên khu vực của cơ thể mà viêm mạch ảnh hưởng. Một số triệu chứng có thể bao gồm:
Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản của viêm mạch và có thể kèm theo steroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.
Hội chứng Raynaud là tình trạng bệnh lý co thắt các mạch máu ngoại vi khi gặp lạnh hoặc các tình huống căng thẳng khiến các động mạch dẫn máu trực tiếp đến ngón tay và ngón chân bị thu hẹp tạm thời.
Các triệu chứng có thể bao gồm cảm giác tê, ngứa ran hoặc nóng rát ở ngón tay. Các ngón tay và ngón chân chuyển sang màu xanh hoặc trắng nhạt.
Tránh các tác nhân gây nên tình trạng này - chẳng hạn như nhiệt độ lạnh, căng thẳng. Một số loại thuốc có thể giúp giảm bớt các triệu chứng.
Các điều trị cắt hoặc phong bế các dây thần kinh giao cảm đôi khi cũng được chỉ định.
Các tình trạng thần kinh sau đây có thể gây tê ở tay.
Đám rối cánh tay là một mạng lưới các dây thần kinh phức tạp kéo dài từ cột sống đến bên vai. Mạng lưới thần kinh này có nhiệm vụ truyền tín hiệu giữa cột sống và vai, cánh tay và bàn tay.
Chấn thương vai, khối u và các nguyên nhân gây viêm khác đều có thể dẫn đến tổn thương ở đám rối thần kinh cánh tay dẫn đến tê ở tay.
Trẻ sơ sinh có thể gặp chấn thương đám rối cánh tay trong khi sinh do lực căng kéo vai quá mức.
Các triệu chứng có thể bao gồm:
Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản.
Một trường hợp có thể tự lành mà không cần can thiệp thêm, trong khi những trường hợp khác có thể cần phẫu thuật hoặc vật lý trị liệu.
Trẻ sơ sinh bị tổn thương đám rối thần kinh cánh tay trong khi sinh có thể hồi phục khi chúng đạt từ 3 đến 4 tháng tuổi.
Tình trạng này ảnh hưởng đến chức năng thần kinh và gây đau mãn tính. Các triệu chứng ngứa ran và tê có thể gần giống với hội chứng ống cổ tay.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
Các lựa chọn điều trị cho chứng đau cơ xơ hóa bao gồm tập thể dục đều đặn có thể giúp giảm đau và cải thiện giấc ngủ. Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống co giật.
Liệu pháp hành vi nhận thức có thể có lợi cho những người có tình trạng không đáp ứng đủ với thuốc.
Tổn thương tủy sống có thể dẫn đến ngứa ran và tê ở tay và chân. Té ngã, tai nạn giao thông, bị đánh vào đầu... đều có thể gây chấn thương tủy sống.
Các triệu chứng có thể thay đổi dựa trên khu vực chính xác của tủy sống mà chấn thương ảnh hưởng. Chúng có thể bao gồm:
Phương pháp điều trị bao gồm trị liệu hỗ trợ và phẫu thuật. Một số phương pháp điều trị thử nghiệm có thể giúp những người bị chấn thương tủy sống có cơ hội lấy lại chức năng tốt hơn.
Hội chứng chèn ép thần kinh trụ ở khuỷu tay xảy ra khi thần kinh trụ bị đè ép hoặc kích thích. Thần kinh trụ là một trong ba dây thần kinh chính của chi trên, chạy từ vùng cổ xuống đến bàn tay và có thể bị chèn ép ở một số vị trí trên đường đi của nó.
Tuỳ thuộc vào vị trí chèn ép của thần kinh trụ mà người bệnh có thể có biểu hiện tê, đau ở vùng khuỷu tay, cổ tay hoặc bàn ngón tay. Đôi khi thần kinh trụ bị chèn ép ở vùng cổ tay hoặc ở vùng cổ, nhưng vị trí chèn ép thường gặp nhất là ở sau khuỷu tay.
Các triệu chứng, đặc biệt ở vòng và ngón tay hồng hào, có thể bao gồm:
Điều trị có thể bao gồm đeo nẹp trong khi ngủ, để giữ cho khuỷu tay không bị cong.
Vật lý trị liệu, sử dụng thuốc giảm đau và phẫu thuật để loại bỏ hoặc cải thiện tình trạng áp lực quá mức ở khuỷu tay cũng có thể là lựa chọn điều trị.
Các tình trạng cơ xương sau đây có thể gây tê ở tay.
Thoái hóa đốt sống cổ (Cervical spondylosis) hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ là một trong những tên gọi của tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Tình trạng này là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa đệm liên đốt tới các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ.
Các triệu chứng có thể bao gồm:
Có thể kê toa thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm hoặc corticosteroid.
Phẫu thuật được áp dụng ở những người mắc bệnh nặng.
Hội chứng ống cổ tay ảnh hưởng đến khoảng 1% những người trong độ tuổi lao động. Hội chứng này xảy ra khi dây thần kinh giữa chạy qua ống cổ tay ở cổ tay bị chèn ép.
Các triệu chứng ở tay có thể bao gồm:
Đeo nẹp và nghỉ ngơi cổ tay và bàn tay có thể cải thiện tình trạng. Đôi khi, bác sĩ cũng có thể đề nghị phẫu thuật để giảm áp lực lên ống cổ tay.
Kén bao hoạt dịch là những khối u mềm phát triển ở các khớp quanh cơ thể có thể gây đau hoặc tê ở tay.
Theo một bài báo trên Tạp chí của Hiệp hội Chiropractic Canada, có tới 60 - 70% kén bao hoạt dịch xảy ra ở cổ tay.
Các triệu chứng có thể bao gồm một khối hình tròn hoặc hình bầu dục xuất hiện trên cổ tay hoặc các bộ phận khác của cơ thể gây đau trong và xung quanh khu vực kén.
Nghỉ ngơi và cố định khu vực bị ảnh hưởng có thể cải thiện tình trạng. Tuy nhiên, đeo nẹp hoặc nẹp quá lâu có thể làm suy yếu các cơ ở tay.
Mặc dù phẫu thuật và liệu pháp chọc hút có thể là một lựa điều trị. Nhưng những phương pháp này có thể không hoàn toàn hiệu quả. Các nhà nghiên cứu dự đoán khả năng tái phát trở lại sau phẫu thuật là 21%. Tỉ lệ này tăng lên 59% cho tái phát sau khi chọc hút.
Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay hay khuỷu tay quần vợt, xảy ra khi các gân tham gia vào hoạt động cơ cẳng tay bên và xương gần khuỷu tay bị viêm.
Các triệu chứng có thể bao gồm:
Hầu hết các đợt viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay sẽ tự khỏi, một số trường hợp cần kết hợp vật lý trị liệu và thuốc chống viêm không steroid. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị can thiệp phẫu thuật.
Xem tiếp: 20 nguyên nhân gây tê tay (Phần 2)
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh