Acid uric là hợp chất hóa học có công thức C5H4N4O3 được tạo ra nhờ quá trình thoái giáng hóa các nhân purin. Đây là một acid yếu nên thường bị chuyển hóa thành dạng muối urat hòa tan trong huyết tương sau đó được đào thải qua đường nước tiểu. Acid uric được chia làm hai loại: acid uric nội sinh và acid uric ngoại sinh. Nồng độ acid uric trong máu của nam giới khoảng 4,1 – 6,1 mg/dl, của nữ giới khoảng 3 – 5 mg/dl. Chỉ số acid uric tốt nhất cho cơ thể là dưới 6 mg/dl.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây tăng acid uric nhưng có thể xếp thành ba nhóm chính bao gồm tác nhân di truyền, tăng chuyển hóa nhân purine và giảm thải trừ acid uric qua thận.
Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân gây tăng acid uric ít gặp hơn. Các chuyên gia di truyền đã xác định vai trò quan trọng của gen HPRT1. Gen này mã hóa ra một loại protein có tên hypoxanthine phosphoribosyltransferase 1 (HGPRT) có tác dụng đưa những nhân purin từ các ADN bị thoái hóa trở lại con đường tổng hợp purin. Khi gen HPRT1 bị đột biến gây thiếu hụt HGRPT khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao trong thời gian dài. Bên cạnh đó người thiếu men G6PD cũng có nguy cơ tăng acid uric cao hơn so với người bình thường.
Tình trạng tăng chuyển hóa purine có liên hệ mật thiết với tình trạng tăng acid uric bởi acid đây là sản phẩm cuối cùng của quá trình dị hóa purin. Tăng chuyển hóa purine được cho là do enzym phosphoribosylpyrophosphate synthetase tăng hoạt động. Khi đó purin được chuyển hóa mạnh mẽ hơn và tạo ra nhiều acid uric hơn. Ngoài ra, tăng chuyển hóa purine còn có thể gặp ở người bệnh đang tiến hành hóa trị liệu.
Bình thường acid uric hòa tan trong máu sẽ được đào thải phần lớn qua thận. Trong một số trường hợp người bệnh bị suy thận; tổn thương ống thận; suy tim ứ huyết; nhiễm toan lactic; dùng thuốc lợi tiểu, aspirin liều thấp, probenecid liều thấp, phenylbutazon liều thấp có thể khiến chức năng thận hoạt động kém hơn. Từ đó giảm thải trừ acid uric ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, người nghiện rượu bia khiến mức độ lọc của cầu thận giảm, giữ purin của thức ăn lại trong cơ thể gây giảm thải acid uric và tăng quá trình tinh thể hóa muối urat ở tế bào.
Việc tiêu thụ thức ăn chứa nhiều purin như nội tạng động vật, các loại thịt đỏ, trong thời gian dài sẽ khiến lượng acid uric tăng cao. Bên cạnh đó, người thường xuyên nhịn đói, ăn kiêng quá mức hoặc tập luyện quá sức, vận động nặng cũng có nguy cơ tăng acid uric.
Dựa vào hàm lượng purin trong các loại thực phẩm mà người ta chia thành 3 nhóm thực phẩm chính.
Nhóm A (hàm lượng purin thấp khoảng 0 - 50 mg/100g thực phẩm) bao gồm:
Nhóm B (hàm lượng purin trung bình khoảng 50 - 150mg/100g thực phẩm) bao gồm
Nhóm C (hàm lượng purin cao khoảng 150 - 1000 mg/100g thực phẩm)
Nếu nghi ngờ người bệnh đang bị tăng acid uric, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định một số xét nghiệm dưới đây:
Xét nghiệm máu định lượng acid uric được chỉ định vào buổi sáng, người bệnh cần nhịn ăn tối thiểu 4 giờ trước khi lấy máu. Chỉ số acid uric máu bình thường ở nam giới khoảng 4,1 – 6,1 mg/dl, của nữ giới khoảng 3 – 5 mg/dl. Chỉ số acid uric tốt nhất cho cơ thể là dưới 6 mmg/dl. Chỉ số này có thể thay đổi theo phòng xét nghiệm, hóa chất cũng như máy móc xét nghiệm.
Khi tiến hành định lượng acid uric niệu, người bệnh sẽ được hướng dẫn cách lấy nước tiểu đúng quy cách. Mẫu nước tiểu đạt chuẩn sẽ được đưa đi phân tích và trả kết quả sau khoảng 30 – 45 phút. Thông thường, nồng độ acid uric bình thường trong nước tiểu là 1200 – 5900 μmol/24 giờ.
Nếu tình trạng tăng acid uric kéo dài gây tích tụ các tinh thể muối urat. Dịch khớp bình thường không chứa các tinh thể muối urat. Nếu xét nghiệm dịch khớp phát hiện có tinh thể urat có nghĩa là bạn đã bị tăng acid uric trong thời gian dài và có nguy cơ cao mắc các bệnh lý khớp, đặc biệt là gout.
Acid uric trong máu cao là một trong những yếu tố nguy cơ mắc các bệnh lý như gout, sỏi thận, tim mạch, đái tháo đường, đột quỵ,… Chính vì vậy. làm thế nào để đưa nồng độ acid uric trong cơ thể về ngưỡng an toàn được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là bệnh nhân gout.
Trong những trường hợp tăng acid uric do thói quen sinh hoạt hay sử dụng thuốc có thể giảm nồng độ acid uric bằng một số phương pháp như:
Mặc dù các phương pháp tự nhiên có thể làm giảm nồng độ acid uric một phần nhưng trong một số trường hợp như do di truyền, bệnh lý, hóa trị,… thì việc sử dụng thuốc giảm acid uric là điều cần thiết. Một số loại thuốc giảm acid uric thường được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định bao gồm:
Tùy thể trạng, chức năng thận của người bệnh mà các bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn loại thuốc phù hợp. Người tăng acid uric máu không tự ý sử dụng thuốc giảm acid uric khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng không mong muốn.
Để hạn chế tình trạng tăng acid uric, các bác sĩ khuyến nghị bạn cần kết hợp thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập cung như khám sức khỏe định kỳ nếu thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao.
Duy trì chế độ ăn lành mạnh, giảm gánh nặng cho thận:
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh