– U tế bào tạo sụn được gọi là Chondroma, nếu u sụn nằm trong ống tủy được gọi là u nội sụn Enchondroma
– U sụn hay u nội sụn thường gặp trẻ em, do lành tính nên phát hiện muộn (10-30T).
– U nội sụn thường đơn độc
– Vị trí: hay xuất hiện ở đốt ngón tay ngón chân, xương dài, xương sườn.
– Tổn thương dạng nang lành tính phổ biến nhất ở các đốt ngón tay.
– U nội sụn xảy ra ở bất cứ xương nào được tạo từ sụn và có thể ở trung tâm, lệch tâm, phồng, hay không phồng. Chất nền sụn của chúng luôn bị vôi hóa, trừ khi ở các đốt ngón tay. Nếu một tổn thương dạng nang ở bất cứ vị trí nào mà không có chất nền sụn bị vôi hóa thì chúng ta có thể loại trừ u sụn.
– U chiếm 12% các u lành tính của xương, không ưu tiên giới.
– Thường thấy ở tuổi trẻ, không có triệu chứng, đôi khi được phát hiện tình cờ.
– Vị trí:
+ Các xương nhỏ, nhất là xương bàn tay, bàn chân (50%).
+ Xương dài: xương đùi, xương chày, xương cánh tay.
+ Hiếm gặp: xương chậu, xương bả vai, xương sườn
+ Đơn độc hoặc nhiều vị trí (Bệnh đa u sụn / Ollier / Maffucci).
– Đặc điểm tổn thương:
+ Tổn thương kích thước < 5cm.
+ Tổn thương vôi hóa dạng sụn: dạng vòng và vòng cung, bỏng ngô, dạng chấm, dạng bông. Thường không có vôi hóa dạng sụn vị trí bàn tay, bàn chân.
+ Ở bàn tay, bàn chân thường biểu hiện ổ khuyết xương tròn hoặc bầu dục, bên trong có thể có chấm vôi hóa.
+ Bờ viền rõ, có viền đặc xương xung quanh.
+ Có thể có dấu hiệu thổi vỏ: thường gặp ở bàn tay, bàn chân.
+ Có thể gây gãy xương bệnh lý.
+ Không có phản ứng màng xương.
+ Không xâm lấn phần mềm.
+ Thường không phá hủy vỏ xương.