Các bệnh liên quan đến viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp và nguy cơ mắc bệnh tim

Những người bị viêm khớp dạng thấp thường đi kèm với một hoặc nhiều bệnh khác. Bệnh đi kèm viêm khớp dạng thấp phổ biến nhất và được ghi nhận rõ ràng là bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh tim thiếu máu cục bộ, trong đó có sự giảm cung cấp máu cho tim. Những người bị bệnh tim có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao gấp đôi so với những người không có vấn đề về tim.

Viêm khớp dạng thấp cũng liên quan đến một số bệnh như đau tim, đột quỵ, suy tim sung huyết, bệnh động mạch ngoại biên và rung nhĩ. Những người bị viêm khớp dạng thấp cũng có nhiều khả năng bị xơ vữa động mạch.

Những người bị viêm khớp dạng thấp sẽ trải qua các triệu chứng của hội chứng mạch vành cấp nặng hơn, như đau tim, đau thắt ngực không ổn định và các triệu chứng khác liên quan đến giảm lưu lượng máu đến tim đột ngột so với người khác. Người bệnh viêm khớp dạng thấp sau khi trải qua hội chứng mạch vành cấp sẽ có nguy cơ tái phát lại hội chứng này cao hơn so với những người khác.

Vì vậy, bạn nên đánh giá các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, tiểu đường và hút thuốc sớm để hạn chế gặp phải các biến chứng về sau.

 

Các bệnh liên quan đến viêm khớp dạng thấp

Những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn do rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch hoặc do một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh này. Những loại thuốc này là corticosteroid, làm giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch và gây nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng.

Các khối u ác tính liên quan đến hệ bạch huyết, chẳng hạn như ung thư hạch, cũng là nguy cơ đối với những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.

Ngoài ra còn gây ảnh hưởng đến phổi và phát triển các bệnh về phổi.

Những người mắc bệnh hen suyễn có tỷ lệ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn so với những người không bị hen suyễn.

 

Biến chứng viêm khớp dạng thấp

Nguy cơ gặp phải các biến chứng do viêm khớp dạng thấp tăng theo thời gian hoặc do không tuân thủ điều trị.

Viêm khớp dạng thấp gây viêm ở các khu vực như:

  • Mạch máu, được gọi là viêm mạch và có thể gây ra các vấn đề với da, dây thần kinh, tim và não
  • Phổi, dẫn đến bệnh phổi hoặc các bệnh khác, chẳng hạn như viêm màng phổi (sưng và sẹo mô phổi) hoặc nốt mờ phổi
  • Mắt, gây ra hội chứng Sjogren, cản trở việc sản xuất nước mắt và nước bọt, và viêm màng cứng mắt, biểu hiện bằng đỏ mắt và đau
  • Tim, đặc biệt là màng ngoài của tim (viêm màng ngoài tim) và cơ tim (viêm cơ tim)
  • Cổ tay, gây ra hội chứng ống cổ tay, áp lực lên các dây thần kinh của bàn tay dẫn đến tê, ngứa ran, khó vận động bàn tay và ngón tay.

Nhiều biến chứng khác cũng có thể xảy ra như:

  • Bệnh thần kinh ngoại biên, gây đau dây thần kinh, tê và ngứa ran, đặc biệt là ở bàn tay và bàn chân
  • Yếu cơ
  • Thiếu máu, giảm số lượng hồng cầu làm tăng mệt mỏi và suy nhược
  • Tình trạng da khác nhau, chẳng hạn như mụn nước, phát ban, loét, cục u dưới da
  • Loãng xương, hoặc mật độ xương thấp
  • Chấn thương cột sống (khi xương cổ bị tổn thương do viêm)
  • Bệnh nha chu
  • Suy thận do thuốc viêm khớp dạng thấp
  • Lách to (hội chứng Felty)
  • Biến chứng thai kỳ, chẳng hạn như tăng nguy cơ sinh non.

 

Sức khỏe tâm thần và các vấn đề nhận thức liên quan đến viêm khớp dạng thấp

Các tình trạng sức khỏe tâm thần như lo lắng, trầm cảm và rối loạn lưỡng cực không phải là hiếm ở những người bị viêm khớp, bao gồm viêm khớp dạng thấp.

 

Viêm khớp dạng thấp có gây ung thư không?

Những người bị viêm khớp dạng thấp được biết là có nguy cơ mắc u lympho (ung thư hạch bạch huyết), đặc biệt là u lympho không Hodgkin. Tỷ lệ mắc u lympho ở những người bị viêm khớp dạng thấp cao gần gấp đôi so với những người khác.

Giống như các bệnh đi kèm và biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp khác, nguy cơ ung thư hạch tăng có thể là kết quả của viêm khớp dạng thấp không kiểm soát được.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top