Bệnh u sụn màng hoạt dịch (Synovial Osteochondromatosis) là một dạng dị sản lành tính của bao hoạt dịch trong đó các tế bào liên kết có khả năng tự tạo sụn. Trong ổ khớp, các khối sụn nhỏ mọc chồi lên bề mặt, sau đó phát triển cuống và trở thành các u, các u này xơ cứng lại và được gọi là u sụn, một số rơi vào trong ổ khớp và trở thành các dị vật khớp.
U sụn màng hoạt dịch thường hay gặp ở khớp gối, chiếm 50%-60%, sau đó là các khớp khác như khớp háng và khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ chân.
Nguyên nhân gây bệnh chưa được biết rõ nhất là đối với u sụn nguyên phát.
Nguyên phát (Primary synovial osteochondromatosis): gặp ở lứa tuổi từ 30-50 tuổi, nguyên nhân chưa rõ.
Thứ phát (Secondary synovial osteochondromatosis): gặp ở người có tiền sử bệnh khớp:
Thoái hóa khớp.
Viêm khớp do lao.
Viêm xương sụn bóc tách.
Gãy đầu xương trong ổ khớp, vỡ sụn.
Bệnh u xương sụn thường gặp ở người lớn 30-50 tuổi, nam: nữ = 2: 1
Đau, sưng khớp, thường có dấu hiệu kẹt khớp.
Giảm khả năng vận động khớp.
Khám có thể thấy u cục quanh khớp, cứng, di động hoặc không.
Tràn dịch khớp: hiếm gặp.
Biểu hiện viêm khớp: ít gặp.
Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi và sinh hoá: bình thường.
Xquang: Đặc điểm Xquang thường quy (Milgram, 1997).
Dày bao khớp và màng hoạt dịch.
Nốt calci hóa trong và cạnh khớp hình tròn hoặc ovan.
Khe khớp không hẹp.
Mật độ xương tại đầu khớp bình thường.
Nốt u sụn thường chỉ có thể được phát hiện trên Xquang vào giai đoạn 2, khi xuất hiện các nốt calci hóa rõ.
Chụp cắt lớp vi tính có thể phát hiện:
Nốt calci hóa cản quang.
Tràn dịch khớp.
Cộng hưởng từ: ngoài các hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính còn có thể quan sát thấy:
Dày màng hoạt dịch.
Thể tự do giảm tín hiệu ở T1, tăng tín hiệu T2.
Nếu calci hoá nhiều: giảm tín hiệu T1 hoặc T1 và T2
Phương pháp nội soi khớp: được chỉ định khi các bằng chứng vẫn còn chưa chắc chắn, nhằm mục đích chẩn đoán xác định và kết hợp điều trị. Ngoài ra qua nội soi khớp có thể kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch, các tổ chức u sụn, sụn khớp làm xét nghiệm mô bệnh học để chẩn đoán xác định.
Mô bệnh học:
Hình ảnh đại thể: do sụn được nuôi dưỡng bằng dịch của màng hoạt dịch nên các u sụn có thể phát triển và tăng dần lên về kích thước. Các u sụn trong ổ khớp, túi hoạt dịch hoặc bao gân thường có cùng hình dạng và kích thước (thay đổi từ một vài mm đến một vài cm). Nếu sự gắn kết nhiều u sụn có thể tạo hình dạng khối sụn lớn (hình dạng đá tảng).
Hình ảnh vi thể: chụp dưới kính hiển vi quang học thấy hình ảnh tăng sinh màng hoạt dịch, thấy nhiều tế bào hai nhân, nhân đông.
Viêm khớp dạng thấp có hình ảnh hạt gạo.
Viêm khớp nhiễm khuẩn (lao khớp).
Bệnh gút.
Viêm màng hoạt dịch thể lông nốt sắc tố.
Viêm khớp nhiễm khuẩn (lao khớp).
U máu màng hoạt dịch.
Chấn thương vỡ xương sụn.
Milgram chia bệnh lý u xương sụn thành ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: bệnh tiềm ẩn trong bao hoạt dịch nhưng không có các vật thể lạ tự do.
Giai đoạn 2: tăng sinh màng hoạt dịch có kèm các vật thể lạ tự do.
Giai đoạn 3: các u sụn tăng sinh nhiều ở bao khớp, màng hoạt dịch hoặc nhiều hạt tự do trong ổ khớp.
Giảm đau, cải thiện chức năng vận động khớp.
Tránh tái phát bệnh.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Etoricoxib 30-90mg/ngày; Meloxicam 7,5-15mg/ngày; Celecoxib 200mg/ngày.
Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm.
Glucosamine sulfate và chondroitin sulfate: 1500mg /ngày
Thuốc ức chế Interleukin 1: Diacerhein 50mg x 2 viên/ngày.
Nội soi khớp:
Có thể vừa thực hiện chẩn đoán lấy vật thể lạ hoặc cắt từng phần màng hoạt dịch bị tổn thương (khi có viêm màng hoạt dịch).
Chú ý: phương pháp chỉ định đối khi u sụn kích thước nhỏ dưới 2 cm.
Trong trường hợp bệnh nhân đến muộn, những tổ chức u sụn phát triển nhiều hoặc quá to sẽ có chỉđịnh cắt bỏ u sụn và phần màng hoạt dịch tổn thương qua phẫu thuật mở.
Cần thăm khám định kỳ cho đến khi hết triệu chứng trên lâm sàng và Xquang để đánh giá kết quả điều trị cũng như phát hiện các u sụn mới có thể xuất hiện để có biện pháp điều trị kịp thời.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh