Căn bệnh này thường gây nên hiện tượng sưng khớp, đau khớp cứng khớp thường vào buổi sáng va bệnh thường xuất hiện đối xứng hai bên.
Ngoài những biểu hiện chính bệnh nhân còn biểu hiện triệu chứng toàn thân mệt mỏi, xanh xao, Sưng, nóng đỏ ở các khớp.. Bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi từ 30 – 60 là có tỷ lệ mắc bệnh này cao.
Nguyên nhân gây nên bệnh viêm đa khớp dạng thấp
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng người ta chưa đua ra được nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Người ta cho rằng Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, với sự tham gia của các yếu tố sau:
Có thể là do virut, vi khuẩn, nhưng chưa được xác định chắc chẳn rõ
Yếu tố cơ địa: bệnh có liên quan rõ rệt tới giới tính, thường thì người nữ mắc nhiều hơn người nam tới 70- 80% và tuổi tác cũng là vấn đề vì thường trên 30 tuổi thì tỷ lệ người mắc bệnh này nhiều hơn.
Yếu tố di truyền: Di truyền trong gen cũng được cho là nguyên nhân gây bệnh có tới 60-70% bệnh nhân mắc tỷ lệ di truyền từ người trong gia đình trong khi tỷ lệ này ở ngoài cộng đồng chỉ có 30%
Các yếu tố thuận lợi khác: môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi, nhiễm lạnh, phẫu thuật.
bệnh viêm đa khớp dạng thấp có tỷ lệ người mắc cao nên bệnh mang tính xã hội, bệnh thường diễn biến kéo dài nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới tàn phế.
Điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp bằng thuốc
Khi điều trị cần chú ý nguyên tắc sau:
Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh mạn tính kéo dài hàng chục năm, đòi hỏi quá trình điều trị phải kiên trì, liên tục có khi đến hết cả đời.
Điều trị phải kết hợp chặt chẽ giữa nội khoa, lý liệu phục hồi chức năng và ngoại khoa.
Thời gian điều trị chia làm nhiều giai đoạn nội trú, ngoại trú và điều dưỡng.
Trong quá trình điều trị cần theo dõi chặt chễ diễn biến của bệnh và các tai biến biến chứng có thể xảy ra.
Dưới đây là các giai đoạn và cách chữa trị theo giai đoạn nặng nhẹ của bệnh để dùng thuốc hợp lí
Giai đoạn I: bệnh ở thể nhẹ dùng: Aspirin 1-2g/24h, chia làm nhiều lần, Cloroquin 0,2-0,4g/24h, uống liên tục kéo dài hàng tháng,tiêm Hydrocortison acetat vào một vài khớp viêm nhiều. Ngoài việc điều trị bằng thuốc bệnh nhân cần tăng cường vận động, tập luyện, điều trị bằng các phương pháp vật lý.Tránh nơi ẩm thấp, lạnh, cần làm việc nhẹ.
Giai đoạn II: Dùng một trong các loại thuốc chống viêm non-steroid sau:
- Aspirin 1-2g/ngày, – Indomethacin 25mg x 2-6 viên – Phenylbutason 100mg x 1-2 viên – Voltaren 25mg x 2-6 viên – Felden 10mg x 1-2 viên. – Tilcotil 10mg x 1-2 viên. v.v… – Rofecoxib (Vioxx, Fecob) 25mg x 1 viên/ngày.
Delagyl 0,2-0,4mg/ngày.
Có thể dùng corticoid liều trung bình 40mg Prednisolon mỗi ngày rồi giảm dần, không nên dùng kéo dài.
Giai đoạn III: Bệnh đã tiến triển nặng
Corticoid liều cao: Prednisolon 1,5mg/kg/24h, hoặc Hydrocortison 100-200mg tiêm tĩnh mạch, rồi giảm dần liều.
Tiêm muối vàng: mỗi tuần 1 lần với liều tăng dần, tổng liều 1,5-2g, uống viên Auranofin 3mg x 2viên/24h trong 3 tháng.
Dénicillamin 300mg x 1-2 viên/ngày x 3 tháng.
Salazopyrin 500mg x 2-4 viên/ngày kéo dài nhiều tháng.
Thuốc ức chế miễn dịch: Endoxan 1-2mg/kg/ngày; Chlorambucil 0,2mg/kg/ngày; Methotrexat 7-10mg/ngày, mỗi tuần dùng 1 lần trong 3 tháng.
Ngoài ra bệnh nhân có thể sử dụng lọc huyết tương nhằm loại trừ phức hợp miễn dịch lưu hành trong máu.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh