Gãy mắt cá chân: những điều cần biết
Gãy mắt cá chân không phải là tình trạng cấp cứu nguy hiểm đến tính mạng, nhưng chúng sẽ đem lại cho bạn cảm giác đau đớn vô cùng. Bạn cần sơ cứu để giảm đau trước khi bắt đầu quá trình điều trị.
Không phải mọi tổn thương mắt cá chân đều là gãy, nhưng không có cách nào để chứng tỏ rằng bạn có bị gãy mắt cá chân hay không nếu không tiến hành chụp X-quang. Vì vậy, chúng ta thường phải sơ cứu chấn thương mắt cá trước khi đến bệnh viện điều trị.
Những dấu hiệu và triệu chứng của gãy mắt cá chân tương tự như trật mắt cá, bao gồm:
- Đau (luôn xuất hiện)
- Sưng
- Bầm tím
- Biến dạng
- Tê bì hoặc kiến bò
- Da chầy xước nhìn thấy đầu xương
- Hạn chế vận động mắt cá
- Không thể đứng trên mắt cá được
Những bước sơ cứu gãy mắt cá chân
- An toàn là hàng đầu! Hãy để nạn nhân ở khu vực an toàn.
- Kiểm tra ABC : đảm bảo bệnh nhân thông đường thở, chất lượng nhịp thở tốt và có tuần hoàn.
- Kiểm soát chảy máu
- Xem còn tổn thương nào khác hay không. Nếu một bệnh nhân có những dấu hiệu của tổn thương đầu, cổ hoặc lưng , không được di chuyển bệnh nhân.
- Phủ lên lớp da chầy xước bằng khăn vô khuẩn. Nếu cần thiết, vết thương có thể được rửa sạch – cần sử dụng nước cất hoặc nước muối.Vết thương hở có thể cần phải khâu.
- Nếu xe cứu thương đến, bệnh nhân cần được cố định và chờ xe. Tiến đến bước 10 (chườm đá lên chỗ gãy).
- Nếu xe cứu thương chưa gọi được, có thể cần nẹp chỗ mắt cá gẫy. Trước khi nẹp, kiểm tra tuần hoàn, cảm giác và vận động.
- Kiểm tra tuần hoàn bằng việc so sánh màu sắc và nhiệt độ bên tổn thương so với bên không tổn thương
- Kiểm tra cảm giác bằng cách hỏi bệnh nhân ngón chân mà bạn đang chạm vào.
- Kiểm tra vận động bằng cách yêu cầu bệnh nhân lắc lư chân.
- Để nẹp mắt cá gãy, nẹp mắt cá với một cái gối. Bạn có thể tạo dáng nẹp chân bằng bìa cứng. Đảm bảo cố định bàn chân và cẳng chân. Bất kì cử động nào cũng có thể đè lên mắt cá. Không bó quá chặt mắt cá.
- Sau khi nẹp, kiểm tra lại mạch, cảm giác và vận động.
- Đặt túi đá lên chỗ gãy để giảm sưng. Đặt một tấm khăn giữa đá và da để tránh bỏng lạnh. Chườm đá khoảng 15 phút sau đó bỏ ra khoảng 15 phút.
Mẹo
- Không được di chuyển bệnh nhân nếu nghi ngờ có chấn thương đầu, cổ và lưng.
- Luôn thực hành đề phòng chung và trang bị bảo hộ cá nhân mỗi khi bạn tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể.
- Gọi 114 khi có gãy chân trên gối, gãy khung chậu, chấn thương cổ, lưng hoặc đầu. Cần gọi xe cấp cứu nếu có gãy mắt cá chân.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp