Đau khuỷu tay “kiểu quần vợt” là một tình trạng đau xảy ra khi gân ở khuỷu tay hoạt động quá mức thường là do chuyển động lặp đi lặp lại của cổ tay và cánh tay.
Đau khuỷu tay kiểu quần vợt không chỉ gặp ở các vận động viên chơi môn quần vợt. Những người có công việc đặc trưng các loại hoạt động có thể dẫn đến đau khuỷu tay kiểu quần vợt bao gồm thợ ống nước, họa sĩ, thợ mộc...
Cơn đau của khuỷu tay quần vợt xảy ra chủ yếu khi các gân cơ tay trước chịu tổn thương hay áp lực ở bên ngoài khuỷu tay của bạn. Đau cũng có thể lan vào cẳng tay và cổ tay.
Nghỉ ngơi và thuốc giảm đau không kê đơn thường giúp giảm các triệu chứng này. Nếu phương pháp điều trị bảo tồn không thuyên giảm hoặc nếu các triệu chứng trở nên trầm trọng có thể cần tiến hành phẫu thuật.
Cơn đau khuỷu tay quần vợt có thể tỏa ra từ bên ngoài khuỷu tay vào cẳng tay và cổ tay. Các cơn đau có thể gây khó khăn cho việc bắt tay, nắm chặt một vật làm ảnh hưởng các hoạt động sinh hoạt như xoay tay nắm cửa hay giữ một tách cà phê
Khám và tư vấn với bác sĩ nếu các phương pháp tự chăm sóc như nghỉ ngơi, chườm đá và sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn không làm giảm đau khuỷu tay và đau.
Hội chứng đau khuỷu tay quần vợt xảy ra do căng cơ dẫn đến một chấn thương quá mức. Sự co thắt liên tục của các cơ cẳng tay từ chuyển động lặp đi lặp lại có thể dẫn đến sự tích tụ dịch ở gân gắn các cơ cẳng tay với phần xương bên ngoài khuỷu tay. Như tên gọi cho thấy, bệnh gặp nhiều ở những người chơi quần vợt, đặc biệt là sử dụng nhiều lần cú đánh trái tay với kỹ thuật sai là một trong những nguyên nhân có thể gây ra đau khuỷu tay kiểu quần vợt. Tuy nhiên, nhiều chuyển động cánh tay thông thường khác có thể gây ra hội chứng này, bao gồm:
Sử dụng các công cụ sửa chữa hệ thống ống nước
Họa sĩ
Thợ mộc, thợ sơn
Đầu bếp
Sử dụng chuột máy tính thường xuyên, liên tục.
Các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đau khuỷu tay kiểu quần vợt bao gồm:
Tuổi tác: Mặc dù đau khuỷu tay kiểu quần vợt ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở người trưởng thành trong độ tuổi từ 30 đến 50.
Nghề nghiệp: Những người có công việc liên quan đến chuyển động lặp đi lặp lại của cổ tay và cánh tay có nhiều khả năng đau khuỷu tay kiểu quần vợt. Ví dụ bao gồm thợ ống nước, họa sĩ, thợ mộc, đầu bếp.
Một số môn thể thao làm tăng nguy cơ đau khuỷu tay kiểu quần vợt, đặc biệt nếu người chơi thực hiện các động tác không đúng kỹ thuật.
Trong khi kiểm tra lâm sàng hoặc thực thể, bác sĩ có thể sờ nắn lên vùng bị ảnh hưởng hoặc yêu cầu di chuyển khuỷu tay, cổ tay và ngón tay theo nhiều hướng khác nhau.
Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng và khám thực thể cũng có thể cung cấp đủ thông tin để bác sĩ đưa ra chẩn đoán đau khuỷu tay kiểu quần vợt. Nhưng nếu nghi ngờ rằng một tình trạng khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự, bác sĩ có thể đề nghị chụp X-quang hoặc các chẩn đoán hình ảnh khác để phân biệt.
Đau khuỷu tay kiểu quần vợt có thể tự khỏi hoặc kết hợp thuốc giảm đau không kê đơn và các biện pháp tự chăm sóc khác. Nếu các biện pháp trên không có hiệu quả, bác sĩ có thể kết hợp thêm vật lý trị liệu. Trường hợp nghiêm trọng có thể cần phẫu thuật.
Các bài tập để dần dần kéo giãn và tăng cường sức mạnh cơ bắp, đặc biệt là cơ bắp tay trước. Các bài tập cô lập cơ khác như hạ thấp cổ tay rất chậm sau khi nâng rất hữu ích.
Dây treo cẳng tay hoặc nẹp có thể làm giảm cơn đau ở các mô bị thương.
Liệu pháp tiêm: Bác sĩ có thể lựa chọn tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, Botox hoặc một số hình thức khác như liệu pháp tiêm dung dịch đường vào gân đau. Kích thích tiêm bắp (sử dụng kim đâm vào gân bị tổn thương) cũng có thể hữu ích.
Thủ thuật siêu âm đâm kim (TENEX): Trong thủ thuật này dưới hướng dẫn siêu âm, bác sĩ sẽ sử dụng loại kim đặc biệt xuyên qua da đến phần bị tổn thương của gân. Phát sóng siêu âm làm rung đầu kim. Từ đó, các dịch và mô viêm có thể bị hút ra ngoài.
Phẫu thuật: Nếu các triệu chứng không được cải thiện sau 6 đến 12 tháng điều trị có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ các mô bị xơ hóa. Sau phẫu thuật, các bài tập chức năng có vai trò rất quan trọng để hồi phục lại vận động.
Các biện pháp chăm sóc sau đây có thể giúp cải thiện tình trạng:
Nghỉ ngơi: Tránh các hoạt động mạnh làm nặng thêm cơn đau khuỷu tay.
Thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp cải thiện bớt các triệu chứng đau.
Nước đá: Chườm đá hoặc túi lạnh trong 15 phút từ 3- 4 lần/ngày.
Thay đổi tư thế vận động: Tham khảo bác sĩ về tư thế vận động đúng, đồng thời tránh các chuyển động cổ tay lặp đi lặp lại.
Xem thêm: 20 nguyên nhân gây tê tay
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh