✴️ Đừng chủ quan khi bị khàn giọng

Khàn giọng (khàn tiếng) không phải là một bệnh nặng nhưng nếu gây khó chịu, bất tiện và mất tự tin khi giao tiếp. Việc phòng tránh hiện tượng khàn giọng này không khó, chỉ cần bạn biết và chú ý làm theo.

Khàn tiếng là một hiện tượng thay đổi bất thường trong giọng nói của bạn với triệu chứng phổ biến là khô, ngứa cổ họng. Khi bạn bị khàn tiếng, giọng nói của bạn sẽ không được trong và mượt như bình thường mà âm bạn phát ra sẽ yếu hơi, nghe trần và nhỏ.

Khàn tiếng có thể là hậu quả của việc thanh quản bị viêm (viêm thanh quản). Bệnh khàn tiếng thường chỉ kéo dài một vài ngày nhưng nếu bạn bị khàn tiếng kéo dài trong một vài tuần thì bạn phải xem xét cẩn thận hơn, thậm chí bạn cần phải đến gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ tình trạng bệnh của mình.

Khàn giọng là hiện tượng thay đổi ất thường trong giọng nói của bạn

 

Nguyên nhân gây ra khàn tiếng

Khàn tiếng thường được gây ra do nhiễm virus ở đường hô hấp trên. Có thể xuất hiện khi bạn bị viêm họng, viêm đường hô hấp. Các yếu tố phổ biến khác có thể góp phần, hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng khàn tiếng của bạn bao gồm:

– Do trào ngược axit, tức axit ở dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra hiện tượng ho, khàn tiếng

– Hút thuốc

– Uống thức uống chứa caffeine và cồn

– La hét hoặc lạm dụng dây thanh âm của bạn

– Dị ứng

– Hít phải các chất độc hại

– Ho quá mức

khàn giọng

Khàn tiếng có thể xuất hiện khi bạn bị ho nặng và lâu ngày

 

Cách chữa trị khàn giọng

– Hạn chế nói chuyện và la hét nhiều trong thời gian bị khàn giọng

– Uống nhiều chất lỏng ẩm. Chất lỏng có thể làm giảm một số triệu chứng của bạn và làm ẩm cổ họng của bạn. Tránh chất chứa caffeine và rượu, vì chúng có thể làm khô cổ họng của bạn.

– Hãy tắm nước nóng, vì hơi nước từ vòi sen sẽ giúp mở đường hô hấp của bạn và cung cấp độ ẩm.

– Ngăn chặn hoặc hạn chế hút thuốc lá vì thuốc lá có thể gây kích thích cổ họng của bạn.

– Làm ẩm cổ họng của bạn bằng cách nhai kẹo cao su. Điều này kích thích tiết nước bọt và có thể giúp làm dịu cổ họng của bạn.

– Loại bỏ chất gây dị ứng từ môi trường của bạn. Dị ứng thường có thể làm trầm trọng thêm hoặc kích hoạt khản giọng.

La hét sẽ làm tổn thương dây thanh quản và gây ra hiện tượng khàn giọng

 

Cách phòng tránh hiện tượng khàn giọng

Bằng việc điều chỉnh thói quen hằng ngày của bạn, bạn có thể bảo vệ dây thanh âm, hạn chế được hiện tượng khàn tiếng. Dưới đây là một số lời khuyên hữ ích cho bạn.

– Bỏ hút thuốc và tránh khói thuốc lá. Hít khói thuốc có thể gây ra sự kích thích của dây thanh âm và thanh quản và có thể làm khô cổ họng của bạn.

– Rửa tay thường xuyên. Khàn tiếng thường được gây ra bởi một bệnh nhiễm trùng hô hấp do virus. Rửa tay của bạn sẽ ngăn chặn sự lây lan của vi trùng và giữ cho bạn khỏe mạnh.

– Uống đủ nước:chất lỏng loãng sẽ luôn giữ độ ẩm cho cổ họng bạn. Vì vậy hãy uống đủ lượng nước cơ thể bạn cần mỗi ngày nhé.

– Tránh đồ uống có caffeine và đồ uống có cồn.

– Cố gắng hạn chế việc quá sức cho cổ họng như hét to, nói quá nhiều, hát lâu,..Điều này có thể làm tăng áp lực lên dây thanh âm và gây viêm.

luon-cam-thay-khat-nuoc

Uống nhiều nước và giữ ẩm cho cổ họng là cách bảo vệ cổ họng và giọng nói của bạn

 

Khàn giọng không phải là một hiện tượng nguy hiểm. Nhưng nếu bạn bị khản giọng kéo dài và mãn tính thì nguyên nhân có thể đến từ một căn bệnh nghiêm trọng nào đó đang tiềm ẩn trong bạn. Việc xác định sớm nguyên nhân khàn tiếng kéo dài của bạn có thể ngăn chặn tình trạng của bạn và tránh trường hợp bệnh tình tồi tệ hơn, hạn chế nguy hại cho dây thanh âm hoặc cổ họng của bạn. Nếu bạn thấy hiện tượng khàn tiếng kéo dài quá lâu, ít dấu hiệu thuyên giảm, hoặc khàn giọng có kèm theo chảy nước dãi, khó thở thì bạn cần đến gặp bác sĩ tại các phòng khám, bác sĩ để được kiểm tra và chữa trị nhé.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top