✴️ Lý do thường xuyên bị tê đầu ngón tay

1. Tê đầu ngón tay là gì?

Là tình trạng xảy ra khi đầu ngón tay hoặc cả ngón tay bị tê, ngứa ran như bị kim châm chích, kiến cắn, có khi tê đầu ngón tay còn kèm theo cảm giác nóng rát. Đau đớn và khó chịu cũng là triệu chứng thường gặp khi ngón tay không nhận đủ máu.

 

2. Nguyên nhân dẫn đến tê đầu ngón tay

Tê đầu ngón tay là biểu hiện của một số bệnh lý (ảnh minh họa)

Tê các đầu ngón tay và bàn tay là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau. Dưới đây là một số bệnh lý có liên quan đến hiện tượng này:

 

2.1. Các bệnh về xương khớp

Thoái hóa cột sống: nếu cột sống bị thoái hóa thì sẽ tăng áp lực lên các gốc thần kinh ở cổ gây đau cột sống, tê ở đầu ngón tay, tay đau như bị châm chích…; Viêm khớp dạng thấp; Thoái hóa đốt sống cổ, hội chứng ống cổ tay… cũng gây nên tình trạng tê đầu ngón tay.

 

2.2. Do chấn thương

Những chấn thương trong sinh hoạt hàng ngày, trong công việc làm cho ngón tay bị va chạm mạnh với vật cứng gây ra những tổn thương ở tay dẫn đến đau, tê đầu ngón tay.

 

2.3. Mạch máu không thông

Nếu duy trì một tư thế cố định trong thời gian dài, các mạch máu bị đè ép khiến cho quá trình lưu thông máu gặp trở ngại, gây tê vùng đầu ngón tay. Hiện tượng này không nghiêm trọng, chỉ cần vận động  nhẹ nhàng, tránh giữ một tư thế quá lâu trong thời gian dài là có thể khỏi.

 

2.4. Hội chứng mãn kinh

Ở nữ giới khi bắt đầu giai đoạn mãn kinh sẽ có biểu hiện là tê ở đầu ngón tay. Cách tốt nhất là nên đến bệnh viện kiểm tra để xác định có xảy ra hiện tượng xốp xương không.

 

2.5. Chèn ép thần kinh trụ ở khuỷu tay

Đau đầu ngón tay có thể cho biết dân thần kinh trụ ở khuỷu tay bị chèn ép. Từ đó, ảnh hưởng đến dây thần kinh trụ chạy qua ngón tay. Xảy ra ở một bên cánh tay và gây ra hiện tượng tê đầu ngón tay.

Các bệnh lý khác cũng gây ra tê đầu ngón tay như: Thiếu vitamin, bệnh tiểu đường, huyết áp thấp…

 

3. Cách điều trị tê đầu ngón tay

Đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp nhất với bệnh của mình, tùy vào dấu hiệu của bệnh mà bác sĩ sẽ kê thuốc, nẹp,… để cố định vị trí xương khớp bị tổn thương, hoặc phẫu thuật.

Phòng tránh tê đầu ngón tay bằng cách thường xuyên luyện tập thể dục, tránh những vận động mạnh gây tổn thương xương khớp. Có chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh ăn đồ chế biến sẵn, đồ nhiều dầu mỡ.

Khi bị tê các đầu ngón tay kéo dài và không rõ nguyên nhân có thể là giai đoạn đầu của những bệnh lý nguy hiểm vì vậy bạn cần đi khám bác sĩ cơ xương khớp càng sớm càng tốt để xác định chính xác các triệu chứng tê ngón tay, bàn tay mà mình đang gặp phải là bệnh gì và có biện pháp điều trị tốt nhất.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top