Glisan

Nội dung

Thuốc Glisan là gì?

Thành phần chính Gliclazide là một loại thuốc có tác dụng điều trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin (type II) phối hợp với chế độ ăn kiêng phù hợp khi sự kiểm soát đường huyết không đạt được bằng chế độ ăn kiêng đơn thuần.

Thành phần 

  • Dược chất chính: Gliclazide 30mg

  • Loại thuốc: Thuốc điều trị bệnh đái tháo đường

  • Dạng thuốc, hàm lượng: Viên nén tác dụng kéo dài, 30mg

Công dụng

Điều tri bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin (type II) phối hợp với chế độ ăn kiêng phù hợp khi sự kiểm soát đường huyết không đạt được bằng chế độ ăn kiêng đơn thuần.

Liều dùng

Cách dùng

Dùng Glisan, từ 1 đến 4 viên, một lần duy nhất trong ngày vào buổi ăn sáng, cho phép duy trì nồng độ hữu hiệu trong huyết tương của Gliclazide trong 24 giờ.

Chỉ dùng thuốc này khi mà bệnh nhân có thể ăn uống được đều đặn (kể cả ăn sáng). Cần phải ăn đủ lượng carbohydrat trong mỗi bữa ăn.

Không được bẻ hoặc nhai mà phải uống nguyên viên với nước.

Liều dùng

Cũng như với tất cả các loại thuốc hạ đường huyết khác, phải chỉnh liều theo đáp ứng chuyển hoá đối với từng bệnh nhân.

Liều khởi đầu được khuyến cáo là 1 viên/ngày (30 mg/ngày).

Nếu đường huyết được kiểm soát thỏa đáng, có thể dùng liều này trong điều trị duy trì.

Nếu đường huyết không được kiểm soát tốt, có thể tăng liều lên 2 viên (60 mg), 3 viên (90mg) hay 4 viên (120 mg), bằng cách tăng liều từng nấc, mỗi lần tăng liều cách nhau ít nhất một tháng, ngoại trừ ở những bệnh nhân có đường huyết không giảm sau 2 tuần điều trị. Trong trường hợp này, có thể đề nghị tăng liều ngay ở cuối tuần thứ 2 điều trị.

Tác dụng phụ 

  • Đau đầu, phát ban, mẩn ngứa, vã mồ hôi, tăng nhịp tim,…

  • Rối loạn máu: giảm bạch cầu, tiểu cầu, thiếu máu.

  • Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy,vị kim loại trong miệng, thèm ăn và tăng cân có thể xảy ra.

  • Tăng ASAT, ALAT, phosphatase kiềm, viêm gan hiếm gặp. Ngưng thuốc nếu bị vàng da tắc mật.

 

Lưu ý 

Chống chỉ định

Thuốc chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Quá mẫn với Gliclazide hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.

  • Tiền sử dị ứng với Sulfonamid và các Sulfonylurea khác.

  • Suy thận hay suy gan nặng.

  • Đái tháo đường phụ thuộc insulin (type I), đái tháo đường không ổn định hoặc đái tháo đường ở lứa tuổi thiếu niên.

  • Nhiễm Ceton Acid, hôn mê do đái tháo đường.

  • Dùng chung với Miconazol viên.

  • Phẫu thuật, chấn thương hay nhiễm trùng nặng.

  • Phụ nữ cho con bú.

Tương đối:       

  • Dùng chung với Phenylbutazon, Danazol và rượu.

Thận trọng khi sử dụng

Người suy giảm chức năng gan, thận, người thiếu dinh dưỡng và người già cũng như bệnh nhân suy thượng thận hoặc suy tuyến yên là những bệnh nhân rất dễ nhạy cảm với tác động hạ đường huyết của thuốc trị đái tháo đường. Có thể khó nhận biết tình trạng hạ đường huyết của bệnh nhân lớn tuổi và bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc chẹn bêta.

Mất cân bằng đường huyết: cân bằng đường huyết do dùng thuốc trị đái tháo đường có thể bị ảnh hưởng bởi các tình trạng: sốt, chấn thương, nhiễm trùng hay phẫu thuật. Trong trường hợp này, cần ngưng thuốc và dùng insulin.

Hiệu quả hạ đường huyết của tất cả các thuốc hạ đường huyết có thể giảm khi điều trị kéo dài do tiến triển của bệnh đái tháo đường hoặc do giảm đáp ứng với điều trị. Cần chỉnh liều cho phù hợp và tuân thủ chế độ ăn kiêng trước khi kết luận rằng bị thất bại thứ phát.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Phải cảnh giác các dấu hiệu hạ đường huyết và thận trọng khi lái xe hay vận hành máy móc.

Thời kỳ mang thai và cho con bú

Xếp loại nguy cơ C cho phụ nữ trong thai kỳ.

Việc đảm bảo mức đường huyết bình thường trong giai đoạn thai kỳ rất quan trọng. Các thuốc trị đái tháo đường dạng uống nhóm Sulfonylurea trong một số báo cáo có thể đi vào tuần hoàn của bào thai và gây nên nhiễm độc bào thai hoặc dị tật cho thai nhi. Vì vậy, trong suốt thời gian mang thai, không nên sử dụng thuốc trị đái tháo đường dạng uống, insulin là điều trị được lựa chọn.

Cần phải chuyển ngay từ thuốc uống sang insulin nếu muốn có thai hay phát hiện đã có thai.

Tương tác thuốc

Các thuốc có khả năng làm tăng nguy cơ hạ đường huyết: Miconazol (đường toàn thân, gel), Phenylbutazon, NSAIDs, IMAO, thuốc ức chế men chuyển, rượu ….

Các thuốc có khả năng làm giảm tác dụng hạ đường huyết của Gliclazide khi sử dụng đồng thời: Danazol, Corticosteroid, thuốc lợi tiểu, thuốc viên ngừa thai uống.

return to top