Ngoài việc thay đổi lối sống, phòng ngừa đau nửa đầu có thể bao gồm các phương pháp điều trị bổ sung và thay thế và dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
Hãy nhớ rằng lạm dụng thuốc trị đau nửa đầu quá mức có thể gây ra “hiệu ứng rebound” và chứng đau nửa đầu có thể quay trở lại sau khi thuốc hết tác dụng. Phòng ngừa cũng có thể giúp ngăn chặn “hiệu chứng rebound” này của chứng đau nửa đầu.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta tập trung đi sâu vào các biện pháp điều chỉnh về lối sống.
Theo thời gian, hầu hết mọi người trải qua một sự dao động về tần suất và mức độ nghiêm trọng của chứng đau nửa đầu. Bạn có thể cần sử dụng phòng ngừa chứng đau nửa đầu hàng ngày trong nhiều năm hoặc bạn có thể ngừng sử dụng thuốc sau một thời gian sử dụng khi chứng đau nửa đầu của bạn được cải thiện.
Khi bạn có nguy cơ bị đau nửa đầu, có một số vấn đề về lối sống có thể là yếu tố thúc đẩy. Chú ý đến các yếu tố thúc đẩy trong lối sống đặc biệt hiệu quả khi nói đến phòng ngừa.
Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng đau nửa đầu. Nếu bạn biết rằng bạn bị đau nửa đầu bất cứ khi nào bạn bị thiếu ngủ, hãy cố gắng lên kế hoạch cho giấc ngủ đủ trước một ngày làm việc dài.
Một số người bị đau nửa đầu sau khi ăn sô cô la, các sản phẩm từ đậu nành, thực phẩm có chứa nitrat, bột ngọt hoặc chất tạo màu thực phẩm. Nếu bạn gặp phải chứng đau nửa đầu sau khi tiêu thụ bất kỳ sản phẩm nào trong số này, hãy tránh xa chúng. Hãy thận trọng khi bạn không chắc liệu thực phẩm đang sử dụng có chứa các thành phần này hay không.
Mùi hương mạnh như các hoá chất dùng để tẩy rửa, mỹ phẩm và vật liệu dùng trong nghệ thuật có thể gây ra chứng đau nửa đầu. Hãy tránh xa những mùi gây ra chứng đau nửa đầu của bạn.
Căng thẳng thường không thể đoán trước và không thể tránh hoàn toàn. Nhưng nếu căng thẳng khiến bạn bị đau nửa đầu, bạn có thể ngăn chặn chứng đau nửa đầu bằng cách tránh các tác nhân khác của bạn, chẳng hạn như thiếu ngủ, khi bạn bị căng thẳng.
Nhiều người trải qua cơn đau nửa đầu nghiêm trọng sau một thời gian khi căng thẳng đã được giải quyết. Nếu bạn đã từng trải qua điều này, hãy chuẩn bị sẵn sàng khi bạn lường trước việc giải quyết các căng thẳng, chẳng hạn như sau kỳ thi, những dự án lớn hoặc các cuộc hẹn hò không như ý. Cân nhắc sử dụng các phương pháp bổ sung và thay thế (CAM) trước và trong những thời điểm hậu căng thẳng này.
Nếu bạn cảm thấy đau nửa đầu xuất hiện hoặc nếu bạn biết rằng bạn đã tiếp xúc với một trong những tác nhân gây đau nửa đầu của bạn, sử dụng túi nước đá đặt trên cổ, vai hoặc trán có thể làm giảm khả năng bạn bị đau nửa đầu.
Lượng cafe đóng vai trò lớn trong chứng đau nửa đầu. Uống cafe có thể giúp kiểm soát và ngăn ngừa chứng đau nửa đầu, và việc giảm cafe ra có thể gây ra chứng đau nửa đầu. Nói chung, tốt nhất là giữ cho lượng tiêu thụ cafe của bạn ở mức ổn định và thường xuyên. Đối với một số người, uống cafe thực sự gây ra chứng đau nửa đầu. Nếu bạn có phản ứng đó, hãy lưu ý rằng sô-cô-la, ca-cao và trà đều có chứa cafe.
Đèn sáng có thể kích hoạt chứng đau nửa đầu. Cân nhắc việc đeo kính râm hoặc làm mờ đèn khi có thể nếu bạn cảm thấy rằng đèn xung quanh bạn quá sáng và gây khó chịu.
Nếu tiếng ồn lớn hoặc âm thanh nào đó kích hoạt chứng đau nửa đầu của bạn, hãy cố gắng giữ cho môi trường xung quanh mình yên tĩnh. Giữ điện thoại lên tai trong một thời gian dài hoặc đeo tai nghe có thể gây ra chứng đau nửa đầu. Cân nhắc sử dụng loa khi bạn có các cuộc gọi điện thoại kéo dài để tránh giữ điện thoại gần tai.
Nếu bạn có nhiều hơn ba đến năm cơn đau nửa đầu mỗi tháng (hoặc cơn đau kéo dài hơn năm ngày trên mỗi tháng), bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng thuốc theo toa hàng ngày để điều trị dự phòng chứng đau nửa đầu (phòng ngừa).
Chứng đau nửa đầu ở mỗi người có đặc điểm khác nhau, cả về mức độ cũng như yếu tố thúc đẩy. Bước đầu tiên trong phòng ngừa chứng đau nửa đầu là hiểu rõ về các triệu và lựa chọn phương pháp phù hợp. Đây có thể sẽ là một quá trình trải nghiệm để khám phá phương pháp điều trị nào (hoặc kết hợp điều trị) là phù hợp nhất với bạn. Tốt nhất là hợp tác chặt chẽ với bác sĩ của bạn để tìm ra biện pháp phòng ngừa tốt nhất cho bạn.
Xem thêm: Phân biệt giữa phình động mạch não và chứng đau nửa đầu (Đau đầu Migraine)
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh