Giải phẫu học và các phân môn của giải phẫu học

Giải phẫu học người (Human Anatomy) là ngành khoa học nghiên cứu cấu trúc cơ thể người. Tuỳ thuộc vào phương tiện quan sát, giải phẫu học được chia thành hai phân môn: giải phẫu đại thể (Gross Anatomy hay Macroseopic Anatomy) nghiên cứu các cấu trúc có thể quan sát bằng mắt thường và giải phẫu vi thể (Microscopic Anatomy hay Histology) nghiên cứu các cấu trúc nhỏ chỉ có thể nhìn thấy qua kính hiển vi.

 

Các phương thức mô tả giải phẫu

Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, có nhiều cách mô tả giải phẫu khác nhau. Ba cách tiếp cận chính trong nghiên cứu giải phẫu là giải phẫu hệ thống, giải phẫu vùng và giải phẫu bề mặt.

1. Giải phẫu hệ thống (Systemic Anatomy) là cách mô tả mà ở đó cấu trúc của từng hệ cơ quan (thực hệin một chức năng nào đó của cơ thể) được trình bày riêng biệt. Giải phẫu hệ thống thích hợp với mục đích giúp người học hiểu được chức năng của từng hệ cơ quan. Các hệ cơ quan của cơ thế có: hệ da, hệ xương, hệ khớp, hệ cơ, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tiết niệu, hệ sinh dục và hệ nội tiết. Các giác quan là một phần của hệ thần kinh.

2. Giải phẫu vùng (Regional Anatomy) hay giải phẫu định khu (Topographical Anatony) là nghiên cứu và mô tả giải phẫu của tất cả các cấu trúc (thuộc các hệ cơ quan khác nhau) trong một vùng, bao gồm cả những liên quan của chúng với nhau. Cơ thể được chia thành những vùng lớn sau đây: ngực, bụng, đáy chậu và chậu hông, chi dưới, chi trên, lưng, đầu và cổ. Mỗi vùng này lại được chia thành những vùng nhỏ hơn.

3. Giải phẫu bề mặt (Surface Anatamy) là mô tả hình dáng bề mặt cơ thể người, đặc biệt là những liên quan của bề mặt cơ thể với những cấu trúc ở sâu hơn như các xương và các cơ. Mục đích chính của giải phẫu bề mặt là giúp người học hình dung ra những cấu trúc nằm dưới da. Ví dụ, ở những người bị vết thương do dao đâm, thầy thuốc phải hình dung ra những cấu trúc bên dưới vết thương có thể bị tổn thương.

 

Tư thế giải phẫu

Tất cả các mô tả giải phẫu được trình bày trong mối liên quan với tư tế giải phẫu để đảm bảo rằng các mô tả đó được rõ ràng và chính xác. Một người ở tư thế giải phẫu là một người đứng thẳng với: đầu, mặt và các ngón chân hướng ra trước, các gót chân và các ngón chân áp sát nhau, và hai tay buông thõng ở hai bên với các gan bàn tay hướng ra trước

 

Các mặt phẳng giải phẫu

Nhưng mô tả giải phải được dựa trên bốn loại mặt phẳng giải phẫu cắt qua cơ thể ở tư thế giải phẫu. Có nhiều mặt phẳng đứng dọc, đứng ngang và nằm ngang nhưng chỉ có một mặt phẳng đứng dọc giữa. Tác dụng chính của các mặt phẳng giải phẫu là để mô tả các mặt cắt và các hình ảnh của cơ thể.

Mặt phẳng đứng dọc giữa (Medial Sagittal Plane) là mặt phẳng thẳng đứng đi dọc qua trung tâm của cơ thể, chia cơ thể thành các nửa phải và trái.

Các mặt phẳng đứng dọc (Sagittal Planes) là những mặt phẳng thẳng đứng đi qua cơ thể song song với mặt phẳng đứng dọc giữa.

Các mặt phẳng đứng ngang (Coronal/ Frontal Planes) là những mặt phẳng thẳng đứng đi qua cơ thể vuông góc với mặt phẳng đứng dọc giữa, chia cơ thể thành các phần trước và sau.

Các mặt phẳng nằm ngang (Horizontal Planes) là các mặt phẳng đi qua cơ thể vuông góc với mặt phẳng đứng dọc giữa và đứng ngang. Một mặt phẳng nằm ngang chia cơ thể thành các phần trên và dưới.

 

Các từ chỉ mối quan hệ vị trí và so sánh:

Có nhiều tính từ được sử dụng để mô tả mối liên hệ về vị trí của các phần cơ thể ở tư thế giải phẫu bằng cách so sánh vị trí tương đối của hai cấu trúc với nhau, một cấu trúc đơn lẻ với bề mặt hoặc đường giữa, hay một cấu trúc với các cực cơ thể. Dưới đây là những từ thường được sử dụng:

Trên (Superior/cranial/cephalic) là nằm gần hơn về phía đầu; ví dụ nói “Tim nằm trên cơ hoành” nghĩa là nói tim nằm gần đầu hơn cơ hoành, nói cái gì đó đi về phía đầu tức là nói đi về phía trên.

Dưới (Inferior/cauda) là nằm gần hơn về phía bàn chân; ví dụ nói “Dạ dày nằm dưới tim” nghĩa là nói dạ dày nằm gần bàn chân hơn so với tim.

Trước (Anterior) là ở gần mặt trước cơ thể hơn. Sau (Posterior) là nằm ở gần mặt sau cơ thể hơn.

Bên (Lateral) và giữa (Medial). Bên là nằm xa mặt phẳng dọc giữa hơn, giữa thì ngược lại. Gần nghĩa là nằm gần thân hoặc là điểm nguyên uỷ (điểm gốc) của một mạch máu, thần kinh, chi hoặc cơ quan.......hơn; xa có nghĩa ngược lại.

Nông (Superficial) là nằm gần bề mặt hơn và sâu (deep) là nằm xa bề mặt hơn. Bên trong (Internal) là ở gần về phía trung tâm của một cơ quan hay khoang rỗng, bên ngoài (External) thì ngược lại.

return to top