Hội chứng chân không nghỉ
Hội chứng chân không nghỉ là một rối loạn thần kinh đặc trưng bởi cảm giác khó chịu ở chân, khiến người bệnh không thể kiểm soát được mà buộc phải run chân, di chuyển chân liên tục.
Tình trạng này thường xảy ra về đêm, làm ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ của bạn. Bên cạnh run chân, hội chứng chân không nghỉ còn có thể gây ra cảm giác đau nhói, ngứa chân, tê rần…
Run vô căn
Run chân do run vô căn là một tình trạng di truyền, có thể truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau trong gia đình. Do đó, nếu cha hoặc mẹ của bạn có đột biến gene gây run vô căn, bạn cũng sẽ có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này.
Run vô căn thường ảnh hưởng tới bàn tay và cánh tay. Tuy nhiên, dù hiếm gặp nhưng người bệnh cũng có thể bị run chân.
Hiện các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được gene gây run vô căn. Họ tin rằng sự kết hợp của một số đột biến gene với yếu tố môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Rối loạn lo âu
Khi bị căng thẳng, stress quá mức, cơ thể có thể chuyển sang chế độ “chiến đấu hay bỏ chạy”. Điều này có thể thúc đẩy tim bơm máu, hơi thở nhanh hơn và bạn có thể bị run chân, bồn chồn do hormone như adrenaline tăng cao.
Tác động của các chất kích thích
Dùng quá nhiều các chất kích thích như caffeine, amphetamine… cũng có thể gây run chân, bồn chồn, tim đập nhanh… Bạn không nên dùng quá 400mg caffeine/ngày, tương đương với khoảng 3 - 4 cốc cà phê.
Rượu bia
Các loại đồ uống có cồn có thể làm thay đổi nồng độ dopamine và các hóa chất khác trong não bộ. Theo thời gian, não sẽ dần quen với những thay đổi này và dễ chịu tác động của rượu bia hơn. Đây cũng là lý do tại sao nhiều người ngày càng uống nhiều rượu bia hơn để tạo ra các hiệu ứng tương tự như trước.
Nếu đột ngột ngừng uống rượu bia, họ có thể gặp phải hội chứng cai rượu với các triệu chứng như run chân, đau đầu, nhịp tim nhanh, dễ cáu gắt, lo lắng, thậm chí là co giật…
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh và cơ bắp, gây ra tác dụng phụ như run chân. Các loại thuốc này có thể bao gồm: Thuốc giãn phế quản cho người bị hen suyễn, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc rối loạn lưỡng cực, thuốc giảm cân, thuốc tuyến giáp, thuốc chống động kinh…
Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ như run chân.
Tuy nhiên, bạn không nên tự ý ngừng dùng thuốc mà hãy trao đổi với bác sỹ nếu cần dùng các loại thuốc khác thay thế.
Cường giáp
Cường giáp, hay tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức, sản sinh quá nhiều hormone điều chỉnh sự trao đổi chất. Điều này có thể khiến cơ thể rơi vào tình trạng quá tải, có thể dẫn tới run chân, nhịp tim nhanh, lo âu, nhạy cảm với nhiệt độ…
Rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD)
Đây là một rối loạn thần kinh có thể khiến người bệnh khó ngồi yên, khó tập trung vào một điều gì đó. Rối loạn tăng động, giảm chú ý cũng có thể khiến bạn bị run chân.
Bệnh Parkinson
Đây là một bệnh thoái hóa thần kinh có thể ảnh hưởng tới khả năng vận động của cơ thể. Nguyên nhân gây bệnh Parkinson là do tổn thương các tế bào thần kinh sản sinh ra dopamine, hormone điều khiển khả năng phối hợp, duy trì chuyển động nhịp nhàng.
Bệnh Parkinson có thể gây run bàn tay, cánh tay, run chân hoặc đầu. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: Đi bộ chậm, chuyển động chậm chạp, cứng tay chân, giảm khả năng giữ thăng bằng, phối hợp kém, khó nhai, khó nuốt, khó nói.
Đa xơ cứng
Đây là căn bệnh xảy ra khi lớp bảo vệ các dây thần kinh trong não và tủy sống bị tổn thương. Nếu dây thần kinh vận động bị tổn thương, người bệnh có thể gặp phải tình trạng run chân.
Tổn thương dây thần kinh
Tổn thương các dây thần kinh điều khiển chuyển động của cơ cũng có thể là nguyên nhân gây run chân. Một số tình trạng gây tổn thương dây thần kinh bao gồm bệnh đái tháo đường, có khối u…
Nếu các cơn run chân chỉ là tạm thời, bạn sẽ không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu run chân do bệnh lý như run vô căn, bệnh Parkinson… người bệnh có thể cần được điều trị theo những hướng sau:
- Kiểm soát căng thẳng bằng cách hít thở sâu, ngồi thiền, tập yoga.
- Tránh các tác nhân có thể gây run, ví dụ như uống nhiều cà phê, trà đặc…
- Massage để giảm căng thẳng, giảm run vô căn và run chân do bệnh Parkinson.
- Dùng thuốc chống động kinh, thuốc chẹn beta hoặc thuốc an thần.
- Phẫu thuật kích thích não sâu.
Bên cạnh các phương pháp trên, người bị run chân nên kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ có thành phần thảo dược thiên ma và câu đằng. Bộ đôi thảo dược này đóng vai trò như tiền chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh, giúp nuôi dưỡng và phục hồi tổn thương thần kinh nên giúp giảm run chân hiệu quả.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh