✴️ Tiêm chất nhờn điều trị thoái khớp có hiệu quả không

Nội dung

1. Thoái hóa khớp

Vai trò dịch khớp

Thành phần dịch khớp chứa 2.5 đến 4.0 mg/ml Acid Hyaluronic với công dụng:

  • Hạn chế tính ma sát, va chạm giữa các xương, tăng tính linh hoạt của khớp khi hoạt động.
  • Bảo vệ hệ thống xương khớp, điều chỉnh và thúc đẩy quá trình phục hồi, tái tạo xương dưới sụn.

Tuy nhiên, do nhiều yếu tố tác động khác nhau dẫn đến dịch khớp dần suy giảm, gia tăng nguy cơ phá hủy khớp. Để khắc phục tình trạng và những biến chứng nguy hiểm trên, nên có biện pháp phù hợp trong vấn đề thúc đẩy sản sinh và bổ sung dịch khớp.

Một số phương pháp điều trị thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một trong những bệnh lý gây suy giảm nhanh chóng lượng dịch nhờn có trong khớp. Nếu không sớm tiến hành điều trị, bệnh hình thành những biến chứng nguy hiểm như biến đổi cấu trúc sụn khớp, hình thành gai xương, nghiêm trọng hơn là biến dạng khớp, đe dọa đến khả năng vận động của bệnh nhân.

Hiện nay, thoái hóa khớp có nhiều phương pháp điều trị như sử dụng thuốc chống viêm không chứa Steroid, thuốc giảm đau, hay phẫu thuật thay thế khớp,... Bên cạnh một số hiệu quả nhất định, những phương pháp trên cũng bộc lộ một số nhược điểm sau:

  • Sử dụng thuốc thường xuyên sẽ gây nên nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của dạ dày. Bên cạnh đó, một số thuốc kháng viêm không chứa Steroid nếu lạm dụng sẽ hình thành những tổn thương nhất định đến sụn khớp.
  • Vấn đề phẫu thuật thường tốn kém nhiều chi phí, có nguy cơ cao hình thành biến chứng nếu tiến hành tại cơ sở y tế kém chất lượng.

Do đó, để khắc phục những vấn đề trên, nhiều bệnh nhân đã lựa chọn phương pháp tiêm chất nhờn trong điều trị một số bệnh lý liên quan đến xương khớp. Đây được xem là kỹ thuật an toàn và có hiệu quả lâu dài.

Xem thêm: Thoái hóa khớp ở người lớn tuổi

 

2. Tiêm chất nhờn chữa thoái hóa khớp được áp dụng khi nào

Tiêm chất nhờn trong điều trị thóa hóa khớp được chỉ định áp dụng với bệnh nhân thuộc các nhóm sau:

  • Đối tượng có mức độ thoái hóa khớp trung bình, không áp dụng cho bệnh nhân trong tình trạng tổn thương khớp nghiêm trọng.
  • Sử dụng phương pháp này khi bệnh nhân tiến hành điều trị bằng các kỹ thuật thông thường như sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau,... không đem lại hiệu quả.
  • Đối tượng đã tiến hành phẫu thuật thay thế khớp chống chỉ định với kỹ thuật tiêm chất nhờn.

Thông thường, liệu trình điều trị tiêm chất nhờn sẽ kéo dài trong vòng 5 tuần liên tiếp với liều lượng là 1 mũi tiêm/ tuần. Phần lớn bệnh nhân sử dụng phương pháp này sẽ được tiêm khoảng 2 đến 2.5 ml nhóm thuốc Acid Hyaluronic. Để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, cần đảm bảo hai yếu tố là vô khuẩn hút hết dịch khớp. Sau 3 tuần điều trị, bệnh nhân sẽ dần phục hồi, phát huy hiệu quả thuốc.

Bệnh nhân thuộc nhóm các đối tượng sau đây cần thông báo, kiểm tra trước khi tiến hành tiêm dịch nhằm tránh một số tác dụng phụ không mong muốn, gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị và sức khỏe.

  • Bệnh nhân có tiền sử hoặc dấu hiệu cơ địa dễ bị kích ứng, đặc biệt là kích ứng với thành phần nhóm thuốc Acid Hyaluronic.
  • Đối tượng đã và đang mắc bệnh lý khác hoặc gặp các rối loạn bất thường.
  • Phụ nữ đang có thai, cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành.
  • Đang sử dụng thuốc điều trị viêm khớp hoặc các bệnh lý khác.
  • Vị trí tiêm đang viêm đỏ sưng to hoặc các chấn thương khác.
  • Đường máu không ổn định, hệ miễn dịch có dấu hiệu suy giảm.

Tiêm chất nhờn chữa thoái hóa khớp được áp dụng khi nào

3. Ưu nhược điểm khi tiêm khớp 

Tiêm chất nhờn trong điều trị thoái hóa khớp dù mang lại hiệu quả điều trị cao, tuy nhiên cũng bộc lộ những mặt ưu nhược điểm nhất định.

Ưu điểm

  • Kỹ thuật này thường an toàn, đạt hiệu quả cao, giảm nhanh các cơn đau nhức.
  • Hạn chế thấp nhất những phản ứng viêm nhiễm, đau nhức và mệt mỏi sau khi tiêm.
  • Phần lớn tác dụng phụ nhanh chóng biến mất sau khoảng 2 đến 3 ngày và chỉ xuất hiện trong lần tiêm đầu tiên.
  • Có khả năng kích thích sản sinh Acid Hyaluronic nội sinh, kéo dài hiệu quả điều trị.

Nhược điểm

  • Tiêm chất nhờn không đáp ứng được với mọi bệnh nhân có nhu cầu sử dụng.
  • Chi phí điều trị cao, yêu cầu bệnh nhân phải tiêm đầy đủ liệu trình.
  • Không có tác dụng điều trị dứt điểm, tiềm ẩn nguy cơ tái phát sau một khoảng thời gian nhất định.
  • Sử dụng phương pháp này nhiều lần cho một vị trí có thể gây teo da, mất sắc tố da.
  • Kỹ thuật thực hiện không đáp ứng yếu tố vô khuẩn tuyệt đối có thể gây phá hủy khớp, nhiễm trùng huyết,...
  • Lạm dụng phương pháp này có thể dẫn đến mất chức năng sản sinh dịch khớp, bệnh nhân phải lệ thuộc hoàn toàn vào thuốc.

Do đó, để hạn chế và khắc phục những nhược điểm trên, bệnh nhân có nhu cầu tiêm chất nhờn cần tìm hiểu, thăm khám và điều trị tại cơ sở chất lượng, có kinh nghiệm. 

4. Chế độ sinh hoạt hỗ trợ tăng dịch khớp

Bên cạnh những phương pháp điều trị bằng kỹ thuật y học hiện đại, để góp phần sản sinh dịch khớp, mỗi cá nhân cần lưu ý chế độ sinh hoạt hợp lý.

  • Uống đủ nước mỗi ngày là giải pháp hữu hiệu giúp bảo vệ, nâng cao sức khỏe và sản sinh dịch khớp hiệu quả.
  • Ăn nhiều cá (cá hồi, cá trích,...) và những thực phẩm chứa hàm lượng chất béo có lợi, lành mạnh như: bơ, các loại hạt, dầu oliu,...
  • Trái cây và rau tươi là thực phẩm có chứa hàm lượng lớn Vitamin, khoáng chất,... có công dụng kháng viêm, chống lại quá trình Oxy hóa, ngăn ngừa nguy cơ hao mòn sụn khớp.
  • Thức ăn chứa nhiều đường và muối sẽ làm gia tăng nguy cơ đau nhức khớp, do đó nên hạn chế nhóm thực phẩm trên.
  • Luyện tập thể dục nhẹ nhàng nhằm tăng tính linh hoạt của xương khớp, nên tham khảo ý kiến bác sĩ các bài tập phù hợp.

Xem thêm: Các tổn thương khớp gối thường gặp và một số hướng điều trị

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top