ĐẠI CƯƠNG
Sinh thiết bàng quang đa điểm là một kỹ thuật thường được tiến hành đồng thời khi nội soi bàng quang chẩn đoán nhằm xác định các tổn thương, u, viêm đặc hiệu (lao, giang mai…) hoặc không đặc hiệu.
CHỈ ĐỊNH
Các tổn thương u.
Các tổn thương viêm mạn tính…
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Rối loạn đông máu nặng
Nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính.
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
Bác sĩ: 01
Điều dưỡng: 01
Phương tiện
Máy nội soi bàng quang ống cứng và nguồn sáng tương ứng.
Máy ghi hình.
Bàn soi bàng quang.
Vật tư tiêu hao:
Dung dịch cố định mảnh sinh thiết (thường là dung dịch formol).
Dung dịch sát khuẩn: betadin 10% hoặc thuốc đỏ.
Gel xylocain và chlorhexadin.
Gạc vô trùng: 05 miếng
Panh vô trùng: 01 chiếc
Kìm sinh thiết bàng quang: 01 cái
Găng vô trùng: 02 đôi
2-5 lít nước muối sinh lý hoặc nước cất
Săng có lỗ vô trùng: 01 cái
Người bệnh
Người bệnh được giải thích rõ về chỉ định, quá trình diễn ra cũng như biến chứng có thể xảy ra của soi bàng quang và sinh thiết bàng quang đa điểm.
Hồ sơ bệnh án
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Kiểm tra hồ sơ
Kiểm tra người bệnh
Thực hiện kỹ thuật
Tư thế người bệnh
Người bệnh nằm ở tư thế sản khoa.
Người bệnh được mặc quần dành cho người bệnh nội soi bàng quang.
Tiến hành
Theo quy trình nội soi bàng quang chẩn đoán.
Khi nghi ngờ có tổn thương, tiến hành sinh thiết. Tùy theo loại tổn thương, vị trí tổn thương mà số điểm sinh thiết khác nhau (thông thường > 2 điểm).
Sau khi rút kìm sinh thiết, quan sát mảnh sinh thiết, cho vào dung dịch cố định.
Quan sát lại bàng quang đặc biệt vị trí sinh thiết để đánh giá tình trạng chảy máu.
Ghi hồ sơ
Ngày giờ nội soi và sinh thiết bàng quang đa điểm.
Tình trạng của người bệnh trong và sau khi nội soi và sinh thiết.
Tên bác sĩ làm nội soi.
THEO DÕI
Trong 24-48 giờ:
Theo dõi tính chất, màu sắc, số lượng nước tiểu.
Tình trạng bụng (đau, phản ứng thành bụng).
Nhiệt độ, huyết áp, toàn trạng.
TAI BIẾN
Chảy máu bàng quang.
Chấn thương bàng quang niệu đạo.
Nhiễm trùng.
XỬ TRÍ
Xử trí tùy theo loại tai biến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Behrens A, Grimm J, Gross S, et al. (2011). Inertial navigation system for bladder endoscopy. Conf Proc IEEE Eng Med Biol Soc, pp. 5376-9.
Ejchman W (1990). Value of endoscopy and ultrasonographic examination (USG) in the diagnosis and control of recurrences of neoplasms of the bladder. Wiad Lek, 43 (19-20), pp. 992-9.
Gidlow A (2000). National guidelines for nurse cytoscopy. Prof Nurse,16 (3), pp. 992-3.
Hess J, Tschirdewahn S, Szarvas T, et al. (2011). Urothelial carcinoma of the bladder: evaluation by combined endoscopy and urine cytology: is incontrovertible assessment possible?. Urologe A, 50 (6), pp. 702-5.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh