KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM DI CĂN HẠCH VÀ ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC TRÊN MẪU BỆNH PHẨM UNG THƯ ĐẠI TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Nội dung

Tác giả: Ngô Thị Tuyết Hạnh, Diệp Đình Được, Lê Hoàng Anh, Võ Thanh Hữu

 

TÓM TẮT

Mục tiêu: Di căn hạch là yếu tố tiên lượng quan trọng, giúp đánh giá giai đoạn bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị sau phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư đại tràng. Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ di căn hạch và mô tả đặc điểm giải phẫu bệnh ung thư đại tràng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Khảo sát mối liên hệ giữa đặc điểm chung bệnh nhân, đặc điểm giải phẫu bệnh với trình trạng di căn hạch, giá trị chụp cắt lớp vi tính ổ bụng trong đánh giá di căn hạch.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu 225 bệnh nhân có kết quả chẩn đoán giải phẫu bệnh ung thư đại tràng, được phẫu thuật cắt đoạn đại tràng tại Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2022. Xác định tỷ lệ di căn hạch, mô tả đặc điểm chung bệnh nhân, đặc điểm giải phẫu bệnh và khảo sát mối liên quan của chúng với trình trạng di căn hạch và giá trị chụp cắt lớp vi tính ổ bụng trong đánh giá di căn hạch.

Kết quả: Tuổi trung bình bệnh nhân trong nghiên cứu 61,91±13,07 tỷ lệ nam/nữ là 1,02/1. Carcinôm tuyến là phân nhóm mô học thường gặp nhất, gồm 215 trường hợp chiếm tỷ lệ 95,6%, carcinôm tuyến nhầy có 7 trường hợp (3,1%), carcinôm tuyến biệt hóa kém dạng tế bào nhẫn gồm 3 trường hợp (     1,3%). Hầu hết các trường hợp carcinôm tuyến có độ biệt hóa vừa với tỷ lệ 97,8%. Tỷ lệ di căn hạch ghi nhận được trong các trường hợp carcinôm tuyến là 44,4%. Giữa nhóm bệnh nhân có di căn hạch và không di căn hạch có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ biệt hóa, mức độ xâm nhập của khối u. Độ nhạy và độ đặc hiệu của chụp cắt lớp vi tính ổ bụng trong đánh giá di căn hạch lần lượt là 97,7% và 10,3%.  

Kết luận:Carcinôm tuyến là phân loại mô học thường găp nhất của ung thư đại tràng. Đa số các trường hợp carcinôm tuyến ở đại tràng có độ biệt hóa vừa. Tỷ lệ di căn hạch ở ung thư đại tràng là 44,4%. Tình trạng di căn hạch có liên quan với mức độ xâm lấn, độ biệt hóa của khối u.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 226 trường hợp ung thư đại tràng từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2022, chúng tôi rút ra các kết luận sau:

*Đặc điểm chung bệnh nhân

  • Giới tính:Nam giới chiếm 50,67%  nữ giới chiếm 49,33%, tỷ lệ nam/nữ là 1,02/1.
  • Độ tuổi: Tuổi trung bình là 61,85 tuổi, nhóm tuổi thường gặp nhất là nhóm tuổi 61-70 tuổi.

*Đặc đỉểm giải phẫu bệnh

  • Đa số trường hợp ung thư đại tràng có đại thể dạng sùi (50,2%),
  • Phân nhóm carcinôm tuyến dạng NOS gặp nhiều nhất với tỷ lệ 95,6%, carcinôm tuyến nhầy đứng thứ hai chiếm tỷ lệ 3,1%.
  • Mức độ biệt hóa vừa chiếm tỷ lệ cao nhất gồm 220 trường hợp (97,8%), biệt hóa kém gồm 5 trường hợp, chiếm tỷ lệ 2,2%.

*Tỷ lệ di căn hạch

Trong 225 trường hợp carcinôm ghi nhận 100 trường hợp có di căn hạch, chiếm tỷ lệ 44,4%.

* Mối liên quan giữa sự di căn hạch và đặc điểm mô học

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với giá trị p<0.05 giữa sự di căn hạch và mức độ xâm lấn sâu, mức độ biệt hóa u.

*Giá trị chẩn đoán hình ảnh trong đánh giá di căn hạch

Độ nhạy và độ đặc hiệu của chụp cắt lớp vi tính ổ bụng trong phát hiện hạch di căn lần lượt là 97,7% và 10,3%. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Zlobec, I, & Lugli, A (2008). Prognostic and predictive factors in colorectal cancer. J Clin Pathol, 61(5), 561-569. doi:10.1136/jcp.2007.054858
  2. Priolli, DG, Cardinalli, IA, Pereira, JA, et al (2009). Metastatic lymph node ratio as an independent prognostic variable in colorectal cancer: study of 113 patients. Tech Coloproctol, 13(2), 113-121. doi:10.1007/s10151-009-0467-5
  3. Baxter, NN, Kennedy, EB, Bergsland, E, et al (2022). Adjuvant Therapy for Stage II Colon Cancer: ASCO Guideline Update. J Clin Oncol, 40(8), 892-910. doi:10.1200/jco.21.02538
  4. Rosenberg, R, Friederichs, J, Schuster, T, et al (2008). Prognosis of patients with colorectal cancer is associated with lymph node ratio: a single-center analysis of 3,026 patients over a 25-year time period. Ann Surg, 248(6), 968-978. doi:10.1097/SLA.0b013e318190eddc
  5. Lohsiriwat, V (2020). Incidence and Pattern of Nodal Metastasis in Colon and Rectal Cancer: a Study of 1012 Cases from Thailand. Siriraj Medical Journal, 72(5), 386-390. doi:10.33192/Smj.2020.52
  6. Nazato, DM, Matos, LL, Waisberg, DR, et al (2009). Prognostic value of carcinoembryonic antigen distribution in tumor tissue of colorectal carcinoma. Arq Gastroenterol, 46(1), 26-31. doi:10.1590/s0004-28032009000100010
  7. Hòa, LH (2011). Nghiên cứu sự di căn hạch trong ung thư đại tràng. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 15(4), 40-44.
  8. Li, Q, Liang, L, Jia, H, et al (2016). Negative to positive lymph node ratio is a superior predictor than traditional lymph node status in stage III colorectal cancer. Oncotarget, 7(44), 72290-72299. doi:10.18632/oncotarget.10806
  9. Ahmed, S, Leis, A, Chandra-Kanthan, S, et al (2016). Regional Lymph Nodes Status and Ratio of Metastatic to Examined Lymph Nodes Correlate with Survival in Stage IV Colorectal Cancer. Ann Surg Oncol, 23(7), 2287-2294. doi:10.1245/s10434-016-5200-9
  10. Iachetta, F, Reggiani Bonetti, L, Marcheselli, L, et al (2013). Lymph node evaluation in stage IIA colorectal cancer and its impact on patient prognosis: a population-based study. Acta Oncol, 52(8), 1682-1690. doi:10.3109/0284186X.2013.808376
  11. Kwon, TS, Choi, SB, Lee, YS, et al (2016). Novel Methods of Lymph Node Evaluation for Predicting the Prognosis of Colorectal Cancer Patients with Inadequate Lymph Node Harvest. Cancer Res Treat, 48(1), 216-224. doi:10.4143/crt.2014.312
  12. Li Destri, G, Barchitta, M, Pesce, A, et al (2019). Predictive Value of the Number of Harvested Lymph Nodes and Cut-Off for Lymph Node Ratio in the Prognosis of Stage II and III Colorectal Cancer Patients. J Invest Surg, 32(1), 1-7. doi:10.1080/08941939.2017.1369605
  13. Gelos, M, Gelhaus, J, Mehnert, P, et al (2008). Factors influencing lymph node harvest in colorectal surgery. Int J Colorectal Dis, 23(1), 53-59. doi:10.1007/s00384-007-0378-8
  14. Storli, K, Lindboe, CF, Kristoffersen, C, et al (2011). Lymph node harvest in colon cancer specimens depends on tumour factors, patients and doctors, but foremost on specimen handling. Apmis, 119(2), 127-134. doi:10.1111/j.1600-0463.2010.02702.x
  15. Shen, SS, Haupt B.X., Ro J.Y., et al  (2009). Number of lymph nodes examined and associated clinicopathologic factors in colorectal carcinoma. Arch Pathol Lab Med, 133(5), 781-786. doi:https://doi.org/10.5858/133.5.781
  16. Sugimoto, K, Sato, K, Maekawa, H, et al (2014). Analysis of Predictive Factors for Lymph Node Metastasis in Submucosal Invasive Colorectal Carcinoma. Surgical Science, 05(03), 75-83. doi:10.4236/ss.2014.53016
  17. Hu, S, Li, S, Teng, D, et al (2021). Analysis of risk factors and prognosis of 253 lymph node metastasis in colorectal cancer patients. BMC Surg, 21(1), 280. doi:10.1186/s12893-021-01276-2
  18. Leufkens, AM, van den Bosch, MA, van Leeuwen, MS, et al (2011). Diagnostic accuracy of computed tomography for colon cancer staging: a systematic review. Scand J Gastroenterol, 46(7-8), 887-894. doi:10.3109/00365521.2011.574732
  19. de Vries, FE, da Costa, DW, van der Mooren, K, et al (2014). The value of pre-operative computed tomography scanning for the assessment of lymph node status in patients with colon cancer. Eur J Surg Oncol, 40(12), 1777-1781. doi:10.1016/j.ejso.2014.08.483
  20. Nerad, E, Lahaye, MJ, Maas, M, et al (2016). Diagnostic Accuracy of CT for Local Staging of Colon Cancer: A Systematic Review and Meta-Analysis. 207(5), 984-995. doi:10.2214/ajr.15.15785
return to top