Quá trình lão hóa của tuổi tác khiến cho phần sụn khớp, đặc biệt là sụn khớp ở cổ chân bị viêm và thoái hóa dần, các xương bị cọ xát gây ra tình trạng đau nhức, vận động khó khăn.
Viêm khớp cổ chân thường gặp ở người trung niên từ trên 40 tuổi, đặc biệt là lứa tuổi sau 60
Chấn thương do lao động, chơi thể thao hoặc vận động như bong gân, trật khớp, gãy xương… gây ra tình trạng viêm, sưng khớp mắt cá chân, hoặc viêm khớp mắt cá chân. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến vận động và đi lại.
Trọng lượng cơ thể cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng viêm khớp cổ chân. Khi cơ thể nạp vào quá nhiều thực phẩm giàu chất đạm dễ dẫn tới tình trạng béo phì, thừa cân. Cân nặng tăng lên nhanh chóng khiến khớp cổ chân bị tổn thương và gây viêm nhiễm.
Nếu mắc phải một số bệnh lý về xương khớp như: viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, gout… cũng dẫn tới nguy cơ bị viêm khớp cổ chân. Bên cạnh đó, những chấn thương khác ở xương khớp như dị dạng khớp bẩm sinh hoặc bị các bệnh lý làm thay đổi hình thái xương khớp cũng dễ gây viêm khớp.
Ít hoạt động thể lực hoặc lười vận động khiến cho dịch và sụn khớp không được điều tiết, khả năng thích ứng với những thay đổi trong quá trình vận động bị kém dần. Mật độ xương suy giảm khiến cơ thể dễ bị chấn thương ở cổ chân. Nếu như không có biện pháp xử lý kịp thời, tình trạng sưng viêm sẽ hình thành và người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải những cơn đau nhức và cứng khớp.
Stress trong công việc và cuộc sống khiến cơ thể mệt mỏi, hệ miễn dịch suy yếu và dễ bị viêm nhiễm hơn. Đây sẽ là điều kiện để các bệnh lý về xương khớp phát triển gây đau cổ chân.
Viêm khớp cổ chân là một chấn thương xương khớp thường gặp. Tuy nhiên, việc hiểu đúng về các nguyên nhân gây viêm khớp cổ chân sẽ giúp chúng ta biết cách phòng ngừa hiệu quả.
Nếu cổ chân thường xuyên đau nhức, sưng, đỏ, phát ra tiếng kêu di di chuyển, cứng khớp vào mỗi buổi sáng… thì bạn nên đi khám ngay vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm khớp cổ chân.
Tới bệnh viện, các bác sĩ tiến hành thăm khám, kiểm tra, chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng như chụp X-quang, CT để xác định tình trạng, mức độ bệnh cụ thể.
Nếu bị viêm khớp cổ chân, người bệnh có thể phải sử dụng thuốc để điều trị. Các thuốc điều trị viêm khớp cổ chân gồm:
Người bệnh cần tuân thủ theo đúng đơn thuốc chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý thay đổi đơn thuốc hoặc ngừng thuốc vì có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh