✴️ Phương pháp điều trị bệnh viêm họng mạn tính

Nội dung

Viêm họng mạn tính là gì?

Viêm họng mạn tính là tình trạng niêm mạc họng bị viêm lâu ngày, không chữa trị dứt điểm nên cứ thế tái đi tái lại khiến người bệnh cảm thấy khô, nóng rát, ngứa và vướng họng nhất là khi ngủ dậy.

Hay nói một cách khác, viêm họng hạt là tình trạng viêm họng kéo dài khiến niêm mạc quá phát và gây ra tình trạng ngứa rát, vướng víu trong cổ họng, ho khan hoặc ho đờm thường xuyên. Viêm họng mạn tính gồm 3 dạng cơ bản: mạn tính xơ teo, mạn tính xuất tiết và quá phát (viêm họng hạt).

Viêm họng mạn tính gây nhiều phiền toái cho người bệnh cần được chữa trị kịp thời đúng cách

Viêm họng mạn tính gây nhiều phiền toái cho người bệnh cần được chữa trị kịp thời đúng cách

Bệnh viêm họng mạn tính nếu kéo dài không điều trị hiệu quả có thể khiến cho cuộc sống và sức khỏe của người bệnh bị suy giảm, kém chất lượng. Do đó, việc tìm ra phương pháp điều trị thích hợp luôn là việc làm cần thiết nhất, để người bệnh sớm thoát khỏi căn bệnh phiền phức này.

Vậy nên, khi nhắc đến các bệnh về họng, cụ thể là bệnh viêm họng mạn tính, một tình trạng viêm mạn tính niêm mạc họng rất hay gặp ở cả nam và nữ giới. Người bệnh sẽ nhận thấy rõ các triệu chứng bất thường như:

– Cảm thấy khô họng, nóng rát trong họng.

– Có cảm giác ngứa họng, vướng họng nhất là khi ngủ dậy

– Phải cố khạc đờm, đằng hắng để làm long đờm.

– Đờm dẻo và đặc thường tăng lên khi nuốt, ho nhiều vào ban đêm hay khi trời trở lạnh.

– Khi uống rượu, hút thuốc lá nhiều, nói nhiều, triệu chứng trên càng trở nên rõ rệt.

– Ngủ ngáy to cũng là triệu chứng của bệnh viêm họng.

 

Phương pháp điều trị bệnh viêm họng mạn tính

Việc điều trị bệnh viêm họng mạn tính chủ yếu là điều trị tại chỗ và điều trị triệu chứng, kết hợp điều trị các nguyên nhân bệnh lý toàn thân.

 

Điều trị nguyên nhân

Viêm họng mạn tính có thể là triệu chứng của bệnh lý viêm mũi, viêm xoang, viêm amidan, viêm VA,… vì vậy muốn loại bỏ triệu chứng này cần được thăm khám chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Ngoài ra, viêm họng mạn tính còn có thể do hội chứng trào ngược và những kích thích từ thuốc lá và rượu bia vì vậy cần điều trị khỏi hội chứng trào ngược và giảm bớt các kích thích như hút thuốc lá, uống rượu bia, phòng hộ lao động tốt, đeo khẩu trang đảm bảo khi lao động.

 

Điều trị tại chỗ

Thể viêm họng xuất tiết: bôi, súc họng các thuốc làm se niêm mạc, kiềm tính, dùng thuốc giảm đau,…

Thể viêm họng teo: bôi họng, súc họng bằng các thuốc (loại có iod loãng, thuốc dầu), hoặc bằng nước khoáng.

Khí dung họng: các dung dịch giảm viêm.

Nhỏ mũi, rửa mũi: bằng nước muối sinh lý, nước biển sâu…

 

Điều trị triệu chứng

Để giảm triệu chứng của bệnh viêm họng mạn tính, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như: thuốc làm lỏng chất nhầy, thuốc kháng viêm, thuốc chống dị ứng, thuốc giảm ho, …

 

Điều trị toàn thân

Thay đổi thể trạng: Điều trị thay đổi lối sống, môi trường sinh hoạt, làm việc nếu có thể.

Uống vitamin C, A, D.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top