12 phương pháp giải tỏa cơn tức giận

Nội dung

Đó là nguyên nhân phát sinh và phát triển các bệnh như trầm cảm, huyết áp cao và bệnh tim...

Những cách sau đây sẽ làm nguôi cơn giận

1. Bắt đầu bằng cách chỉnh tâm: Hãy quay trở về với chính mình, chỉ cần 10 đến 12 giây rồi dừng lại, hãy im lặng và đừng hành động trong lúc tức giận. Bạn sẽ không thể gặp rắc rối vì những gì không làm hay không nói ra trong lúc tức giận.

2. Hãy thương mình: Đây là thời điểm bạn cần tình thương nhất. Thương mình là một cách để xoa dịu thần kinh cảm giác, hãy nhớ đến một người thực sự thương yêu bạn để cho tình thương chính mình được kích hoạt.

3. Đứng về phía mình: Bạn có thể cảm thấy hữu ích khi nhớ về những lúc bạn đã thực sự mạnh mẽ, như là bạn đã nhấc một vật nặng, nhảy qua một con mương/rãnh đầy thử thách, hay làm điểm tưa cho một người mà bạn yêu thương.

4. Bắt đầu một kế hoạch: Hãy dự tính xem cần phải làm gì, hành động ra sao.

5. Đánh giá đúng mức sự kiện xấu: Hãy đánh giá mức độ thảm họa từ 0 đến 10 xem thật sự nó xấu cỡ nào? Nếu sự kiện là thảm họa cấp độ 3, sao lại phải lao vào phản ứng cảm tính cấp độ 5 (hay 9)?

6. Nhìn vào bức tranh lớn: Nhận diện những khía cạnh tốt của tình thế đang lẫn lộn với những cái xấu. Đặt tình thế này vào một khung lớn hơn của những điều tốt không liên quan đã xảy ra với bạn, và cho cả đời bạn. Nhìn vào bức tranh lớn nhất: các trải nghiệm của bạn liên tục thay đổi và quả thực không đáng để bị chỉm nghỉm vào một cái này hay cái khác.

7. Soi chiếu về người khác: Cân nhắc '10,000 nguyên nhân' cách mà người ta đã có thể làm để xảy ra sự việc khiến bạn buồn phiền. Hãy cẩn thận kẻo cho rằng nó là có ý định hại bạn; phần lớn tần suất bạn chỉ là một vai nhỏ trong vở kịch của người ta. Hãy phát sinh lòng bi mẫn cho họ, điều này sẽ làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

8. Hãy làm những gì bạn có thể một cách thực tế: Tự bảo vệ  mình khỏi những người đưa bạn ra làm con dê tế thần. Tạo sự ủng hộ, đây là điều cần thiết để những người khác 'chứng kiến' khi bạn bị ngược đãi.  Nhận những lời khuyên từ bạn bè, nhà tâm lý học, luật sư, hay ngay cả từ cảnh sát. Khi cần thiết, hãy tìm sự công bằng (qua hệ thống tư pháp).

9. Bản thân giữ nếp sống không lầm lỗi: Sống theo nguyên tắc đạo đức của bạn, không làm những điều tổn hại đến mình và người khác. Điều này sẽ làm bạn cảm thấy tốt, khiến cho người khác phải kính trọng  bạn.

10. Nói điều cần thiết phải nói: Có những ‘công thức’ tốt trong lãnh vực 'truyền thông bất bạo động'. Kiểu như: 'Nếu tôi làm phiền ông/bà, xin hãy nói thẳng với tôi có được không?' Hay 'Xin đừng chửi thề với tôi được không?' . 'Tôi mong anh/cô xử sự với sự với những cam kết của chúng ta và con cái một cách tôn trọng và nghiêm chỉnh như cách anh/cô đã làm với công việc được không?'

11. Vượt qua:  Vì đời sống tốt đẹp của chính mình hãy bắt đầu giải phóng sự tức giận hay tư tưởng hận thù và ác cảm. Đừng để cho những ám ảnh của quá khứ làm thành phiền não, tập trung vào hiện tại và tương lai. Hướng tâm đến những điều tốt đẹp, và cảm thấy biết ơn những điều tốt đẹp. Làm những việc khiến bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu.

Trong khu vườn cuộc đời của bạn, nhiều khi phải nhổ cỏ, dĩ nhiên, nhưng công việc chính vẫn là trồng và chăm bón những cây hữu ích cho hoa quả.

12. Hãy bình tâm: Những việc xấu tốt mà người ta đã làm và đang làm họ sẽ nhận phải hậu quả hoặc kết quả tùy vào hành động của họ. Nhiều người thất vọng họ đã có hàng tỷ thứ quay cuồng trong đầu họ, cuộc đời quả khó khăn. Đã từng có những vấn đề không ổn trong tuổi thơ của họ, nhận thức đạo đức của họ rất mờ nhạt, cách họ nghĩ rất ấu trĩ, vv. Đây là thế giới thực, không có gì là hoàn hảo. 

Chúng ta cần tìm sự bình yên trong tâm hồn mình, không phải là một nơi nào đó ngoài thế gian kia. Cái bình tâm đến từ việc nhận thức rõ ràng, làm những gì mình có thể...

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top