Chấn thương này có thể xảy ra như là hậu quả của thương tích hoặc chỉ đơn giản là do áp lực kéo dài lên đầu gối.
Sụn chêm là một sụn xơ dạng chữ C ở đầu gối, có chức năng như một "miếng đệm" đón nhận những áp lực cho va đập vào đầu gối và là một lớp mềm ngăn cách giữa xương của khớp gối. Mỗi đầu gối có hai sụn chêm giữa đầu xương đùi và xương chày, được gọi là sụn chêm trong và sụn chêm ngoài.
Đứt rách sụn chêm gây hạn chế vận động và đau đớn.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương, loại và vị trí của sụn chêm, các kết quả chẩn đoán hình ảnh của khớp (chụp X quang và chụp cộng hưởng từ MRI), tuổi, và mức độ hoạt động thể chất hàng ngày của bệnh nhân, bác sỹ phẫu thuật sẽ quyết định phẫu thuật là cần thiết hay không.
Do mặt ngoài của sụn chêm có nguồn cung cấp máu rất tốt nên những vết rách sụn chêm ở vị trí đó có khả năng tự lành khá cao, nhưng phẫu thuật vẫn có thể là cần thiết. Tuy nhiên, nếu những tổn thương ở hai phần ba trong của mặt sụn chêm thì không có khả năng chữa lành nếu không can thiệp phẫu thuật.
Bệnh nhân trẻ tuổi thường sẽ được dùng phẫu thuật nội soi khớp gối để sửa chữa sụn chêm. Trong thủ thuật này một máy quay nhỏ được đưa vào khớp giúp các bác sĩ phẫu thuật điều hướng các dụng cụ trong khi "sửa chữa" hoặc loại bỏ những phần sụn bị hư hỏng. Phần sụn không bị tổn thương sẽ được bảo tồn tối đa để không làm ảnh hưởng đến chuyển động của khớp.
Đối với bệnh nhân lớn tuổi, bị một vết rách sụn do bệnh thoái hóa khớp hoặc viêm xương khớp, điều trị không phẫu thuật là phương pháp được ưa chuộng hơn.
Điều trị không phẫu thuật sẽ được chỉ định trong các trường hợp:
Điều trị không phẫu thuật sẽ giúp phục hồi các tổn thương ở sụn chêm, bằng bốn hoạt động chính:
Bạn sẽ được khuyến cáo kiêng hoàn toàn các hoạt động thể chất trong một thời gian. Ngoài ra, để kiểm soát tình trạng đau và sưng, bác sỹ có thể kê các loại thuốc chống viêm không chứa steroid (ví dụ: aspirin, ibuprofen).
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh