Dấu hiệu nhận biết cơ thể bạn đang nghiện đường

Nội dung

Nguyên nhân gây nên nhiều bệnh mãn tính nguy hiểm.

Đồ ăn ngọt với hàm lượng đường cao luôn là loại thực phẩm có sức hấp dẫn với phần lớn mọi người. Tuy các nhà khoa học đã nhiều lần cảnh báo về việc tiếp nhận một lượng lớn đường sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, không ít người vẫn vô tình phạm phải thói quen xấu này.

Dưới đây là tập hợp một vài dấu hiệu chứng tỏ bạn đã nghiện đường mà không hề biết. Nếu mắc phải những dấu hiệu dưới đây, hãy dành nhiều quan tâm và theo dõi cho chúng bởi biết đâu bạn sẽ phòng tránh được căn bệnh này ngay từ giai đoạn đầu.

 

Ăn nhiều đồ ngọt không kiểm soát

Khi bạn nghiện đồ ngọt, việc kiểm soát lượng tiêu thụ đồ ngọt sẽ trở nên vô cùng khó khăn. Có bao giờ bạn dự định chỉ ăn một nửa chiếc bánh ngọt và để dành nửa còn lại tới tối mà cuối cùng lại 'xử lý' ngay lập tức?

Tiến sĩ John Smith tại viện Y học Hoàng gia Anh cho hay, khi rơi vào tình trạng 'nghiện' não bộ sẽ luôn bị ức chế và nhiều lúc gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành động như bình thường.

Cũng bởi chịu áp lực từ chứng 'nghiện' bạn sẽ khó có thể nhận thấy việc mình làm tệ hại tới mức nào đối với sức khỏe bản thân.

 

Khi bạn nghiện đồ ngọt, việc kiểm soát lượng tiêu thụ đồ ngọt sẽ trở nên vô cùng khó khăn.

 

Luôn cảm thấy mệt mỏi

Thường xuyên uể oải và mệt mỏi có thể báo hiệu mức độ đường trong máu của bạn đã quá cao. Tiến sĩ Aduba Siamy, tác giả nghiên cứu Mối liên hệ giữa Đường và Sức khỏe (Mỹ) cho biết, những loại thực phẩm nhiều đường có thể mang lại cho bạn năng lượng dồi dào nhưng khi 'quá liều', lượng đường này lại khiến quá trình tuần hoàn hoạt động kém hiệu quả gây nên sự mệt mỏi thường xuyên.

 

Thèm đồ tinh bột

Thèm những món đồ chứa tinh bột và đường thường xuyên cũng có thể là dấu hiệu của hiện tượng nghiện đường. Tiến sĩ Aduba gợi ý, thay vì sử dụng loại đường trắng trong các món ăn, bạn có thể thay thế chúng bằng các loại đường tự nhiên để giảm thiểu tác hại lên cơ thể.

 

Hệ miễn dịch yếu

Chuyên gia y khoa Slady Eman tại Học viện Tim mạch và Nội tiết (Hà Lan) cho biết, tình trạng dư thừa đường có khả năng gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.

Khi lượng đường trong cơ thể quá dư thừa, chúng sẽ xáo trộn nội tiết tố và lượng bạch cầu trong cơ thể. Đây là nguyên nhân gây cho hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả. Do đó, nếu cơ thể liên tục gặp tình trạng mệt mỏi, ốm, bạn cần kiểm tra lại lượng đường tiếp nhận vào cơ thể.

 

Lo lắng

Không chỉ xáo trộn nội tiết tố và lượng bạch cầu, hàm lượng đường quá cao trong cơ thể còn có thể gây rối loạn kích thích tố và một số hoạt chất khác trong cơ thể. Tiến sĩ Samuel Dayryl, trưởng bộ phận Y khoa tại đại học Masachuset (Mỹ) cho hay, đường hoàn toàn có khả năng khiến bạn có cảm giác bồn chồn, lo âu nếu sử dụng quá nhiều.

Không nhiều người chú ý tới hiện tượng này bởi một khi rơi vào trạng thái lo lắng, tâm trí con người thường kém tỉnh táo để nhận biết nguyên nhân. Hạn chế sử dụng đường sẽ nhanh chóng giúp bạn thoát khỏi tình trạng khó chịu này.

 

Tăng cân đột ngột

Một thông tin thú vị mà không nhiều người chú ý đó là chất béo không khiến bạn béo nhưng đường thì có thể.

Tiến sĩ Dayryl cho biết, lượng đường dễ dàng được cơ thể hấp thụ và trở thành phần năng lượng dư thừa khi được tiếp nhận quá nhiều.

Lượng năng lượng này tập trung tại các bó cơ và nếu không được giải phóng, chúng sẽ làm khu vực đó mỏi và yếu đi. Những lớp mỡ được hình thành nhờ vào phần năng lượng dư thừa đó.

Ông cũng cho biết, chế độ ăn kiêng ít chất béo nhưng vẫn chứa đường sẽ không hiệu quả. Thay vào đó, hãy cắt giảm lượng đường hoặc bỏ hẳn chúng khỏi thực đơn để đảm bảo hiệu quả cao nhất.

 

 

Huyết áp cao

Theo nghiên cứu của các chuyên gia y khoa tại Đại học Colorado, tình trạng tăng huyết áp và lượng đường huyết có liên quan mật thiết với nhau. Do vậy, có thể dễ dàng hiểu được một trong số những thủ phạm của huyết áp cao là ăn quá nhiều đường.

 

Các dấu hiệu khác của cơ thể

Bạn đã bao giờ ăn quá nhiều và nhận thấy một vài triệu chứng như đau đầu, ợ hơi, đầy bụng, uể oải và mệt mỏi? Theo Hiệp hội y khoa Thụy Điển, những triệu chứng này sẽ xuất hiện khi cơ thể bạn bị quá tải đường.

Việc ép cơ thể tiêu hóa sẽ khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể rối loạn gây ra những hiện tượng mệt mỏi bên trên.

Bên cạnh đó, đường có thể phá hoại làn da của bạn, gây mụn trứng cá và một số rối loạn khác. Da và tóc yếu, không còn suôn mượt và mềm mại cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đã ăn quá nhiều đường.

 

Nguyên nhân gây nên nhiều bệnh mãn tính nguy hiểm.

Đồ ăn ngọt với hàm lượng đường cao luôn là loại thực phẩm có sức hấp dẫn với phần lớn mọi người. Tuy các nhà khoa học đã nhiều lần cảnh báo về việc tiếp nhận một lượng lớn đường sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, không ít người vẫn vô tình phạm phải thói quen xấu này.

Dưới đây là tập hợp một vài dấu hiệu chứng tỏ bạn đã nghiện đường mà không hề biết. Nếu mắc phải những dấu hiệu dưới đây, hãy dành nhiều quan tâm và theo dõi cho chúng bởi biết đâu bạn sẽ phòng tránh được căn bệnh này ngay từ giai đoạn đầu.

 

Ăn nhiều đồ ngọt không kiểm soát

Khi bạn nghiện đồ ngọt, việc kiểm soát lượng tiêu thụ đồ ngọt sẽ trở nên vô cùng khó khăn. Có bao giờ bạn dự định chỉ ăn một nửa chiếc bánh ngọt và để dành nửa còn lại tới tối mà cuối cùng lại 'xử lý' ngay lập tức?

Tiến sĩ John Smith tại viện Y học Hoàng gia Anh cho hay, khi rơi vào tình trạng 'nghiện' não bộ sẽ luôn bị ức chế và nhiều lúc gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành động như bình thường.

Cũng bởi chịu áp lực từ chứng 'nghiện' bạn sẽ khó có thể nhận thấy việc mình làm tệ hại tới mức nào đối với sức khỏe bản thân.

Khi bạn nghiện đồ ngọt, việc kiểm soát lượng tiêu thụ đồ ngọt sẽ trở nên vô cùng khó khăn.

 

Luôn cảm thấy mệt mỏi

Thường xuyên uể oải và mệt mỏi có thể báo hiệu mức độ đường trong máu của bạn đã quá cao. Tiến sĩ Aduba Siamy, tác giả nghiên cứu Mối liên hệ giữa Đường và Sức khỏe (Mỹ) cho biết, những loại thực phẩm nhiều đường có thể mang lại cho bạn năng lượng dồi dào nhưng khi 'quá liều', lượng đường này lại khiến quá trình tuần hoàn hoạt động kém hiệu quả gây nên sự mệt mỏi thường xuyên.

 

Thèm đồ tinh bột

Thèm những món đồ chứa tinh bột và đường thường xuyên cũng có thể là dấu hiệu của hiện tượng nghiện đường. Tiến sĩ Aduba gợi ý, thay vì sử dụng loại đường trắng trong các món ăn, bạn có thể thay thế chúng bằng các loại đường tự nhiên để giảm thiểu tác hại lên cơ thể.

 

Hệ miễn dịch yếu

Chuyên gia y khoa Slady Eman tại Học viện Tim mạch và Nội tiết (Hà Lan) cho biết, tình trạng dư thừa đường có khả năng gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.

Khi lượng đường trong cơ thể quá dư thừa, chúng sẽ xáo trộn nội tiết tố và lượng bạch cầu trong cơ thể. Đây là nguyên nhân gây cho hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả. Do đó, nếu cơ thể liên tục gặp tình trạng mệt mỏi, ốm, bạn cần kiểm tra lại lượng đường tiếp nhận vào cơ thể.

 

Lo lắng

Không chỉ xáo trộn nội tiết tố và lượng bạch cầu, hàm lượng đường quá cao trong cơ thể còn có thể gây rối loạn kích thích tố và một số hoạt chất khác trong cơ thể. Tiến sĩ Samuel Dayryl, trưởng bộ phận Y khoa tại đại học Masachuset (Mỹ) cho hay, đường hoàn toàn có khả năng khiến bạn có cảm giác bồn chồn, lo âu nếu sử dụng quá nhiều.

Không nhiều người chú ý tới hiện tượng này bởi một khi rơi vào trạng thái lo lắng, tâm trí con người thường kém tỉnh táo để nhận biết nguyên nhân. Hạn chế sử dụng đường sẽ nhanh chóng giúp bạn thoát khỏi tình trạng khó chịu này.

 

Tăng cân đột ngột

Một thông tin thú vị mà không nhiều người chú ý đó là chất béo không khiến bạn béo nhưng đường thì có thể.

Tiến sĩ Dayryl cho biết, lượng đường dễ dàng được cơ thể hấp thụ và trở thành phần năng lượng dư thừa khi được tiếp nhận quá nhiều.

Lượng năng lượng này tập trung tại các bó cơ và nếu không được giải phóng, chúng sẽ làm khu vực đó mỏi và yếu đi. Những lớp mỡ được hình thành nhờ vào phần năng lượng dư thừa đó.

Ông cũng cho biết, chế độ ăn kiêng ít chất béo nhưng vẫn chứa đường sẽ không hiệu quả. Thay vào đó, hãy cắt giảm lượng đường hoặc bỏ hẳn chúng khỏi thực đơn để đảm bảo hiệu quả cao nhất.

 

 

Huyết áp cao

Theo nghiên cứu của các chuyên gia y khoa tại Đại học Colorado, tình trạng tăng huyết áp và lượng đường huyết có liên quan mật thiết với nhau. Do vậy, có thể dễ dàng hiểu được một trong số những thủ phạm của huyết áp cao là ăn quá nhiều đường.

 

Các dấu hiệu khác của cơ thể

Bạn đã bao giờ ăn quá nhiều và nhận thấy một vài triệu chứng như đau đầu, ợ hơi, đầy bụng, uể oải và mệt mỏi? Theo Hiệp hội y khoa Thụy Điển, những triệu chứng này sẽ xuất hiện khi cơ thể bạn bị quá tải đường.

Việc ép cơ thể tiêu hóa sẽ khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể rối loạn gây ra những hiện tượng mệt mỏi bên trên.

Bên cạnh đó, đường có thể phá hoại làn da của bạn, gây mụn trứng cá và một số rối loạn khác. Da và tóc yếu, không còn suôn mượt và mềm mại cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đã ăn quá nhiều đường.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top