Triệu chứng của các cơn đau lưng

Hầu hết mọi người đều đã trải các cơn đau lưng một vài lần trong cuộc sống. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau lưng và một trong số đó là do thói quen xấu hàng ngày. Các nguyên nhân khác gây đau lưng bao gồm tai nạn, căng cơ và chấn thương thể thao.

Triệu chứng của các cơn đau lưng

Mặc dù các nguyên nhân có thể khác nhau nhưng hầu hết chúng thường có chung các triệu chứng như:

  • Đau nhức hoặc cứng khớp dai dẳng dọc theo cột sống từ cổ đến tận xương cùng cụt
  • Đau nhói, đau một vùng cố định ở cổ, lưng trên hoặc thắt lưng, đặc biệt là sau khi nâng vật nặng hoặc tham gia vào các hoạt động nặng khác;  (đau ở lưng trên cũng có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim hoặc các tình trạng đe dọa tính mạng khác)
  • Đau mạn tính ở lưng giữa hoặc dưới, đặc biệt là sau khi ngồi hoặc đứng trong thời gian dài
  • Đau lưng tỏa ra từ thắt lưng đến mông, xuống phía sau đùi và vào bắp chân và ngón chân
  • Đứng thẳng sẽ bị đau hoặc co thắt cơ lưng dưới

 

Đi khám bác sĩ nếu:

  • Bạn cảm thấy tê bì, ngứa ran hoặc yếu ở háng, cánh tay hoặc chân; triệu chứng này có thể báo hiệu tổn thương đến tủy sống. Tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.
  • Cơn đau ở lưng kéo dài xuống dọc theo mu bàn chân; có thể bạn bị đau thần kinh tọa.
  • Cơn đau tăng lên khi bạn ho hoặc cúi về phía trước ở thắt lưng; đây có thể là dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm.
  • Cơn đau đi kèm với sốt, nóng rát khi đi tiểu, hoặc đi tiểu thường xuyên và / hoặc khẩn cấp, có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Bạn bắt đầu có vấn đề trong việc kiểm soát việc đi vệ sinh của mình, hãy đi khám ngay lập tức.

Các dấu hiệu khác cảnh báo một vấn đề đau lưng nghiêm trọng bao gồm:

  • Tiền sử ung thư
  • Gầy sút cân
  • Bạn đã sử dụng steroid hoặc thuốc làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn
  • Tiền sử chấn thương
  • Cơn đau ngày càng trầm trọng và không thuyên giảm sau khi bạn nghỉ ngơi
  • Cơn đau kéo dài hơn một tháng.
  • Đau nhiều về đêm
  • Không đáp ứng với các liệu pháp điều trị đau lưng trước đó
  • Mới sử dụng thuốc truyền tĩnh mạch

 

Chẩn đoán và điều trị

Mục tiêu điều trị là giúp bạn cảm thấy tốt hơn và di chuyển dễ dàng trở lại. Các phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào vị trí đau và cho dù cơn đau cấp tính - đột ngột và dữ dội, gây ra bởi một vấn đề cụ thể - hay cơn đau mạn tính - kéo dài hơn 6 tháng, có lẽ kéo dài sau khi chấn thương hoặc bệnh đã được chữa khỏi.

Trừ khi bạn không thể di chuyển được vì chấn thương, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra phạm vi chuyển động của bạn, kiểm tra xem dây thần kinh của bạn đang hoạt động ở mức nào và ấn khắp lưng để khu trú khu vực có vấn đề. Bạn có thể được xét nghiệm máu và nước tiểu để loại trừ các vấn đề khác, như nhiễm trùng hoặc sỏi thận.

Các bác sĩ thường sử dụng phương pháp chẩn đoán hình ảnh để kiểm tra cơn đau đang diễn ra ở đâu, nếu lưng của bạn bị đánh, khi bạn cũng bị sốt, hoặc bạn có vấn đề về thần kinh như yếu hoặc tê tay chân:

  • X-quang giúp xác định chính xác xương gãy hoặc các vấn đề khác với cột sống.
  • Chụp MRI hoặc CT scan có thể chỉ ra những tổn thương ở mô mềm, chẳng hạn như  thoát vị đĩa đệm.
  • Điện cơ (EMG) giúp tìm tổn thương thần kinh và tổn thương cơ bắp.

Nhưng không phải lúc nào cũng có một mối liên quan trực tiếp giữa kết quả của các xét nghiệm này với mức độ tổn thương. Chẩn đoán hình ảnh thường không được thực hiện khi đây là lần đầu tiên bạn bị đau lưng hoặc đau lưng vì bạn quá sức.

 

Điều trị tại nhà

Với những tình trạng đau lưng nhẹ hoặc chấn thương nhỏ, bạn nên nghỉ ngơi trong vòng 24-72 giờ. Chườm lạnh và sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen, aspirin, ibuprofen hoặc naproxen.

Nếu bạn bị đau lưng mạn tính, bạn nên ngủ trên đệm có độ cứng vừa phải. Có thể đặt thêm gối ở giữa 2 đầu gối khi nằm nghiêng để cảm thấy dễ chịu hơn. Một số mẹo khác bạn có thể áp dụng bao gồm:

  • Giữ tư thế đúng: việc này cần được duy trì trong suốt cả ngày. Hãy lắng nghe cơ thể bạn. Nếu bạn cảm thấy đau hoặc cứng, hãy thay đổi tư thế của mình ngay
  • Ngồi thẳng lưng: tư thế này sẽ giúp giảm được đáng kể áp lực đè lên lưng. Nếu bạn cảm thấy cứng, có thể đứng lên tập một số bài tập về lưng trong khoảng 5-10 phút. Nên giữ thẳng lưng ngay cả khi đang lái xe.
  • Nghỉ ngơi: nếu bạn có những sở thích như ngồi đan len, khâu vá…thì không nên ngồi quá lâu. Thay đổi tư thế và tập các bài tập giãn cơ mỗi 20 phút một lần.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top