Viêm loét dạ dày cấp là tình trạng viêm hoặc loét xuất hiện đột ngột tại niêm mạc dạ dày. Đây là một bệnh lý thuộc nhóm viêm dạ dày – tá tràng, có diễn tiến nhanh chóng, khởi phát với các triệu chứng rầm rộ và có thể gây biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.
Loét dạ dày cấp xảy ra rất phổ biến và tuyệt đối không thể chủ quan
Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): Tác nhân phổ biến nhất, chiếm tới 90% ca viêm loét dạ dày. Vi khuẩn xâm nhập và làm tổn thương lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Ibuprofen, aspirin, diclofenac... có thể làm giảm tiết chất nhầy bảo vệ dạ dày.
Rượu, bia, thuốc lá: Các chất này làm tăng tính acid và phá vỡ hàng rào bảo vệ dạ dày.
Căng thẳng tâm lý (stress): Làm tăng tiết acid dịch vị, giảm tưới máu niêm mạc dạ dày.
Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn nhiều đồ cay, chua, dầu mỡ; bỏ bữa; ăn không đúng giờ.
Nguyên nhân tự miễn: Cơ thể sản sinh kháng thể tấn công các tế bào bảo vệ dạ dày.
Viêm loét dạ dày cấp thường kéo dài trong vài ngày đến vài tuần, với các triệu chứng đặc trưng:
Cảm giác nóng rát, cồn cào ở vùng giữa bụng trên (trên rốn, dưới ức).
Đau sau ăn khoảng 2–3 giờ hoặc lúc đói, về đêm.
Cơn đau có thể lan ra lưng, ngực hoặc vai.
Buồn nôn sau ăn, có thể nôn ra thức ăn hoặc dịch tiêu hóa.
Nôn nhiều dẫn đến mất nước, mất điện giải, người mệt mỏi, xanh xao.
Ợ hơi, ợ chua, trướng bụng, đầy hơi.
Chán ăn, tiêu lỏng hoặc tiêu chảy.
Nôn ra máu hoặc chất nâu như bã cà phê.
Đi ngoài phân đen, hôi.
Là biểu hiện nặng, cần nhập viện khẩn cấp.
Đau thượng vị là dấu hiệu điển hình cảnh báo về loét dạ dày cấp và cả mạn tính
Tổn thương lan rộng, từ nông trên bề mặt chuyển sang loét sâu.
Nguy cơ chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị.
Chuyển thành viêm loét dạ dày mạn tính.
Điều trị viêm loét dạ dày cấp cần phối hợp giữa dùng thuốc và thay đổi lối sống. Phác đồ điều trị được bác sĩ xây dựng dựa trên nguyên nhân cụ thể, bao gồm:
Thuốc kháng acid: Trung hòa dịch vị (ví dụ: magnesium hydroxide, aluminum hydroxide).
Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Giảm tiết acid mạnh (omeprazole, esomeprazole...).
Thuốc kháng thụ thể H2: Ức chế tiết acid (ranitidine, famotidine).
Thuốc bảo vệ niêm mạc: Sucralfate, bismuth.
Thuốc diệt vi khuẩn HP: Kết hợp 2–3 kháng sinh và PPI (theo phác đồ Bộ Y tế).
Lưu ý: Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc. Cần khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và chỉ định chính xác.
Việc điều trị viêm loét dạ dày cần tuân thủ đúng phác đồ và chỉ định từ bác sĩ
Hạn chế rượu bia, thuốc lá, cà phê.
Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa. Tránh để dạ dày quá đói hoặc quá no.
Tăng cường chất xơ: Rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.
Hạn chế thực phẩm kích thích: Cay, chua, nhiều dầu mỡ.
Uống đủ nước, nên chọn nước ấm.
Thư giãn, thiền, ngủ đủ giấc.
Tránh thức khuya thường xuyên.
Không lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm.
Nếu bắt buộc dùng, cần phối hợp thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày theo chỉ định.
Nội soi dạ dày định kỳ (6–12 tháng/lần) nếu có yếu tố nguy cơ cao.
Xét nghiệm tìm HP nếu có dấu hiệu kéo dài.
Viêm loét dạ dày cấp là bệnh lý thường gặp nhưng có thể điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm và tuân thủ phác đồ. Quan trọng hơn, việc xây dựng lối sống lành mạnh và dinh dưỡng hợp lý là yếu tố then chốt giúp phòng ngừa tái phát và bảo vệ sức khỏe tiêu hóa lâu dài.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh