Trẻ bị táo bón rất phổ biến và có kèm theo nhiều triệu chứng khác nhau. Trong đó nhiều mẹ có thắc mắc rằng liệu trẻ bị táo bón có bị sốt không? Cách xử lý tình trạng này như thế nào?
Trẻ bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, để có thể điều trị dứt điểm thì mẹ cần xác định được nguyên nhân chính xác. Đa phần nguyên nhân trẻ bị sốt thường gặp nhất là:
Do cơ thể đáp ứng miễn dịch
Các protein gây sốt như IL-1, TNFα (tumor necrosis factor α), INF, IL-6 và IL-8…được gọi chung là các cytokin sẽ do các tế bào miễn dịch tiết ra khi có tác nhân lạ như vi khuẩn, virus… xâm nhập vào cơ thể.
Cơ chế gây sốt của cytokin đầu tiên sẽ tác động lên trung tâm điều nhiệt của cơ thể, làm tăng sinh nhiệt, giảm thải nhiệt từ đó gây ra sốt.
Phản ứng gây sốt cơ thể của cytokin là phản ứng có lợi, cơ thể tăng nhiệt độ sẽ ức chế được hoạt động của virus, vi khuẩn…đồng thời làm tăng hoạt động của các tế bào miễn dịch: tăng đại thực bào, tăng tổng hợp kháng thể.
Lượng sắt trong huyết thanh sẽ bị giảm khi sốt do sự tăng thu hồi sắt của các tế bào thực bào, giảm hấp thu sắt ở ruột. Vi khuẩn sẽ không sản sinh được nếu thiếu sắt.
Tuy nhiên nếu bị sốt kéo dài hoặc sốt quá cao sẽ khiến cơ thể đau nhức, mất nước, suy nhược và mệt mỏi. Sốt cao ở trẻ em còn gây nguy cơ co giật.
Sốt có thể do tâm lý, stress
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, thân nhiệt của cơ thể tăng còn do stress, kèm theo cả mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn.
Trẻ bị táo bón có bị sốt không?
Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc rằng “Trẻ bị táo bón có bị sốt không?”, nhất là những trẻ bị táo bón kéo dài.
Câu trả lời cho mẹ là tình trạng viêm nhiễm, sốt có thể xảy ra ở trẻ bị táo bón. Vì táo bón kéo dài sẽ khiến phân tích tụ tạo khối lớn, tính chất khô cứng, khi trẻ có rặn để đẩy phân ra sẽ làm tổn thương niêm mạc trực tràng, hậu môn. Đặc biệt trẻ sơ sinh các cơ quan của hệ tiêu hóa còn non nớt, dễ bị tổn thương. Lúc này, các loại vi khuẩn sẽ có điều kiện thuận lợi để xâm nhập dẫn tới hiện tượng đáp ứng miễn dịch của cơ thể và dẫn tới tình trạng viêm nhiễm, sốt.
Tác hại của táo bón dẫn tới mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, số lượng hại khuẩn tăng nhanh và tiết ra độc tố kích thích các tế bào miễn dịch của cơ thể tiết ra cytokin dẫn tới việc trẻ bị sốt khi bị táo bón.
Ngoài ra, trẻ bị táo bón có bị sốt không còn do tâm lý của trẻ, thông thường trẻ bị táo bón dai dẳng sẽ bị mệt mỏi, tâm lý khó chịu, chán ăn, thiếu chất dinh dưỡng có thể khiến trẻ bị sốt.
Cách xử lý khi trẻ bị táo bón kèm theo sốt
Muốn tình trạng trẻ bị táo bón kèm sốt được cải thiện, cha mẹ cần thực hiện đồng thời việc hạ sốt cho trẻ và điều trị táo bón ở trẻ.
Cách hạ sốt cho trẻ
– Tỏa bớt thân nhiệt cho trẻ bằng cách mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát
– Khi trẻ bị sốt hãy để trẻ nằm ở nơi thoáng mát, rộng rãi, sạch sẽ
– Trẻ bị sốt cần được bổ sung nhiều nước: trẻ sơ sinh cần tăng cữ bú và lượng bú nhiều hơn; trẻ trên 1 tuổi ngoài nước lọc có thể uống thêm nước trái cây, đặc biệt là các loại nước trái cây giàu vitamin C như: nước cam, nước quýt, nước chanh…
– Hạ sốt toàn thân cho trẻ bằng cách dùng khăn ấm lau người, nhúng khăn vào nước ấm rồi vắt ráo và đặt vào vị trí: trán, hai nách, hai bên bẹn của trẻ. Nước ấm bốc hơi sẽ làm mát thân nhiệt của trẻ
– Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Nếu vẫn không hạ nhiệt cần đưa tới cơ sở y tế ngay.
Thực phẩm trẻ bị táo bón nên ăn
Đối với trẻ đang bú mẹ:
– Cung cấp đủ lượng sữa trẻ cần.
– Nếu mẹ ít sữa cần điều chỉnh chế độ ăn để nhiều sữa hơn, hạn chế tối đa những loại thực phẩm không tốt như đồ ăn cay nóng, chất kích thích…
– Mẹ nên ăn nhiều chất xơ từ rau xanh, hoa quả, uống đủ nước…
– Nếu trẻ đang uống sữa công thức, cần chọn loại sữa phù hợp với trẻ và pha sữa theo đúng lượng được hướng dẫn.
Đối với trẻ trên 1 tuổi:
– Cho trẻ uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.
– Khẩu phần ăn của trẻ cần có đủ chất xơ từ rau xanh, hoa quả chín như rau khoai lang, rau mồng tơi, khoai lang, táo…
– Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm khiến cho tình trạng táo bón nặng nề hơn, chẳng hạn như ổi, hồng xiêm, đồ uống có ga, cà phê, đồ ngọt…
– Đối với những trẻ không chịu ăn rau quả, hãy thay thế bằng các loại sinh tốt từ rau củ quả dễ uống.
– Bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ sử dụng các loại thuốc nhuận tràng trong những trường hợp nhất định.
Cách chăm sóc cho trẻ bị táo bón
Giảm triệu chứng táo bón cho trẻ, cha mẹ có thể thực hiện một số động tác:
– Xoa bụng trẻ từ phải qua trái theo chiều kim đồng hồ, xoa từ 3 – 4 lần/ngày vào khoảng cách giữa hai bữa ăn.
– Bài tập đạp xe đạp: tay mẹ giữ lấy hai đầu gối của trẻ, nhẹ nhàng gấp một chân trẻ sát ngực sau đó duỗi thẳng và ngược lại với chân còn lại.
– Cùng trẻ vận động như tập thể dục, đi bộ…
– Luyện tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ cho trẻ, nên chọn thời gian sau bữa ăn.
– Nếu trẻ bị táo bón nặng tới mức nứt kẽ hậu môn thì cần rửa sạch hậu môn và sử dụng một số thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu có.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh