“Sinh – lão – bệnh – tử” là quy luật khôn thể thay đổi của con người. Các cơ quan trong cơ thể chịu những tác động của quá trình lão hóa. Vậy quá trình lão hóa ảnh hưởng như thế nào đến tim mạch, làm thế nào để phòng ngừa bệnh tim do lão hóa? Cùng tìm hiểu về sự lão hóa của hệ tim mạch trong bài viết sau đây.
Hệ tim mạch bao gồm trái tim và các động mạch, tĩnh mạch và mao mạch chạy khắp cơ thể. Trong đó tim có nhiệm vụ bơm máu lên phổi để trao đổi oxy và co bóp để bơm máu giàu oxy đi nuôi cơ thể.
Các mạch máu đảm trách đưa máu đi khắp các cơ quan trong cơ thể. Khi máu chảy ra khỏi tim sẽ qua các động mạch chủ, động mạch nhánh để đi vào các mô. Các mao mạch cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các mô giúp các cơ quan có năng lượng để hoạt động. Đồng thời nhận carbon dioxide và chất thải từ các mô, tập hợp vào các tĩnh mạch, đưa máu trở lại tim.
Nếu tim hay mạch máu gặp những bất thường về cấu trúc, chức năng thì có thể khiến quá trình này bị gián đoạn và gây ra các bệnh lý tim mạch.
Là một phần của cơ thể người, hệ tim cũng có thể bị lão hóa theo thời gian. Ảnh hưởng của quá trình lão hóa đến tim biểu hiện bằng những thay đổi của tim, mạch máu, thậm chí cả chất lượng máu.
Bình thường hoạt động của tim sẽ được kiểm soát bởi một hệ thống tự động. Do ảnh hưởng của quá trình lão hoá, đặc biệt là quá xơ hóa và tích tụ chất béo, hoạt động của hệ thống này có thể bị ảnh hưởng.
Điển hình như nút nhĩ thất – hệ thống tạo nhịp tim tự nhiên của tim sẽ bị mất một số tế bào của dẫn truyền. Điều này có thể dẫn đến nhịp tim chậm hơn một chút.
Một số người lớn tuổi có thể xuất hiện tình trạng tim (đặc biệt là tâm thất trái) tăng nhẹ kích thước. Thành tim dày lên khiến sức chứa máu của buồng tim giảm, dù kích thước tổng thể của tim tăng. Điều này khiến thời gian để máu trở về tim chậm hơn bình thường.
Những thay đổi của tim cũng làm cho điện tâm đồ của một người lớn tuổi khỏe mạnh cũng không giống điện tâm đồ của người trẻ. Nhiều người lớn tuổi gặp tình trạng tim đập bất thường, hay gặp nhất là rung nhĩ.
Ngoài ra, những thay đổi khác ở tim do lão hóa có thể bao gồm:
Quá trình lão hóa cũng có thể gây ra sự thay đổi trong chính thành phần và chất lượng dòng máu. Ở những người lớn tuổi, lượng nước trong cơ thể giảm cũng khiến lượng máu cũng giảm theo.
Tốc độ sản xuất các tế bào hồng cầu giảm. Điều này khiến cơ thể phản ứng chậm hơn đối với các căng thẳng hoặc bệnh tật, điển hình là mất máu và thiếu máu.
Một số tế bào bạch cầu quan trọng trong máu có thể giảm về số lượng do lão hóa. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh của người già, khiến họ dễ bị nhiễm trùng và mắc nhiều bệnh lý khác.
Người cao tuổi dễ mắc phải các bệnh lý tim mạch như:
Trong đó bệnh mạch vành và sung huyết là những bệnh lý tim mạch rất phổ biến ở người lớn tuổi. Sự phát triển của các mảng bám chất béo lắng đọng bên trong mạch máu theo thời gian có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp và tắc nghẽn hoàn toàn. Những người trên 75 tuổi có tỷ lệ suy tim sung huyết cao gấp 10 lần so với những người trẻ tuổi.
Nếu thực hiện lối sống lành mạch và thăm khám thường xuyên khi còn trẻ, bạn có thể phòng ngừa hoặc hạn chế bệnh tim do lão hóa.
Tim mạch đến một giai đoạn cũng sẽ không thể hoạt động trơn tru. Nhưng nếu duy trì lối sống lành mạnh bạn sẽ hạn chế được những nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khi đến tuổi lão hóa, cụ thể là:
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có thêm kiến thức về những ảnh hưởng của lão hóa đến hệ tim mạch, các bệnh tim do lão hóa và những cách phòng ngừa hiệu quả. Hãy nhớ thăm khám thường xuyên để kiểm soát được hệ tim mạch nói riêng và sức khỏe nói chung.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh