✴️ Các yếu tố nguy cơ huyết khối tĩnh mạch chi

Viêm tắc huyết khối tĩnh mạch nông ( superficial thrombophlebitis) hay viêm tĩnh mạch là tình trạng viêm và huyết khối ở các tĩnh mạch nhỏ gần da. Thường gặp ở chân hơn tay, nguy cơ vỡ huyết khối và gây thuyên tắc mạch thấp.  Triệu chứng lâm sàng biểu hiện căng đau, đỏ ấm vùng tĩnh mạch tổn thương. Điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid là chủ yếu.

Huyết khối tĩnh mạch sâu  là sự hình thành huyết khối tạo ra ở các tĩnh mạch lớn, không ảnh hưởng đến các tĩnh mạch bàng hệ, dẫn lưu máu về tim, nguy cơ huyết khối bị vỡ và gây thuyên tắc phổi rất cao. Huyết khối tĩnh mạch sâu thường gặp ở chân, nhưng cũng gặp ở tay, tĩnh mạch cửa, lách, mạc treo…

Huyết khối tĩnh mạch xanh là huyết khối lan rộng từ các tĩnh mạch sâu đến các tĩnh mạch bàng hệ, gây ứ máu tĩnh mạch nặng, tổn thương mao mạch và giảm tuần hoàn động mạch.

Các yểu tố làm tăng nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch:

  • Bất động (immobility) :
    -Nằm viện
    -Liệt
    -Ngồi lâu
  • Phẫu thuật và chấn thương :
    -Đại phẫu : bẹn, bụng, háng, gối…
    -Gãy xương
    -Đặt catheter tĩnh mạch lớn
  • Tăng lượng estrogens :
    -Thuốc ngừa thai
    -Thai kỳ ( bao gồm 6 tháng sau sinh)
    -Điều trị hormone thay thế.
  • Bệnh nội khoa :
    -Ung thư và hóa trị liệu
    -Suy tim
    -Các rối loạn miễn dịch ( lupus, viêm đa khớp dạng thấp)
    -Hội chứng thận hư
  • Các yếu tố nguy cơ khác :
    -Huyết khối trước đó
    -Rối loạn đông máu
    -Béo phì
    -Lớn tuổi
    -Hút thuốc lá
    -Dãn tĩnh mạch (varicose veins)

​Những thăm dò định kỳ cần thiết

  1. Khám tổng quát
  2. Siêu âm mạch máu
  3. Kiểm soát cân nặng (dinh dưỡng phù hợp) và tư vấn bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt

Xem thêm: 7 Bài tập giúp làm giảm tình trạng suy giãn tinh mạch chi dưới

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top