✴️ Viêm cơ má là gì?

Nội dung

Viêm cơ má là gì?

Vùng má gồm có cơ gò má lớn và cơ gò má nhỏ, kéo dọc từ xương gò má tới cơ vòng miệng.

Viêm cơ má gây đau nhức vùng má

Khi một hoặc cả hai cơ này bị tổn thương sẽ gây ra tình trạng viêm cơ má. Các triệu chứng điển hình là: đau cơ, sưng cơ. Đau nhiều khi ăn, nói và cười. Đối với một số công việc như diễn viên, người mẫu thì viêm cơ má có ảnh hưởng trực tiếp tới công việc của họ. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây đau các khu vực xung quanh, đau cơ, đau gân, đau dây chằng, đứt gân…

Nguyên nhân gây bệnh viêm cơ má

Bệnh viêm cơ má có thể do những tác nhân dưới đây gây nên:

– Chấn thương vùng má gây bầm dập cơ má. Chấn thương vùng đầu gây đau xương gò má, rách gân, dây chằng, tổn thương cơ quanh miệng… và dẫn tới viêm cơ má.

– Dây thần kinh vùng má bị đau.

– Các bệnh lý về răng hàm mặt.

– Các bệnh lý về xương: đau khớp hàm, đau xương gò má.

– Bệnh lý thoái hóa cơ xương khớp ở người lớn tuổi.

– Cơ thể bị thiếu chất trầm trọng. Không đủ dinh dưỡng cho cơ.

– Nói nhiều, nhai nhiều trong thời gian liên tục kéo dài.

Nói quá nhiều khiến các cơ má phải co giãn liên tục không nghỉ và bị đau, sái

Những người có nguy cơ cao bị viêm cơ má:

– Người già.

– Giáo viên / Người làm nghề giảng dạy.phải nói nhiều.

– Vận động viên (đua xe, thể dục dụng cụ…) có khả năng cao xảy ra các chấn thương vùng mặt.

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà có các cách chữa khác nhau.

 Cách điều trị viêm cơ má

Khi có các dấu hiệu của viêm cơ má, nên đi khám để được chẩn đoán chính xác căn nguyên gây bệnh và thực hiện đúng lộ trình của bác sĩ. Các loại thuốc thường dùng trong điều trị viêm cơ má là:

– Thuốc giảm đau tại chỗ.

– Thuốc giảm đau toàn thân.

Thuốc giảm đau được dùng trong điều trị viêm cơ má

– Thuốc giãn cơ, chống viêm.

– Thuốc kháng sinh và thuốc bổ.

Bên cạnh đó, để bệnh nhanh khỏi, cần lưu ý một số điều sau:

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày.

– Hạn chế cười nói để các cơ lấy lại sự đàn hồi, co giãn.

– Tránh các chấn thương liên quan đến mặt.

– Điều trị triệt để các bệnh lý cơ xương khớp có liên quan.

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây và các loại thực phẩm tốt cho cơ.

– Đi khám định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh.

Đi khám để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bệnh cơ xương khớp

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top