✴️ Chữa nấm móng chân ở trẻ em: nên có ý kiến chuyên gia

Chữa nấm móng chân ở trẻ là một quá trình lâu dài, phức tạp và đòi hỏi sự kiên trì. Bởi vì thực tế nhiều trẻ không muốn bôi thuốc hàng ngày. Do đó nếu nghi ngờ trẻ bị nhiễm nấm, nên nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và tư vấn lựa chọn hình thức điều trị phù hợp nhất.

 

Bệnh nấm móng chân ở trẻ

Chữa nấm móng chân ở trẻ là một quá trình lâu dài, phức tạp và đòi hỏi sự kiên trì..

Chữa nấm móng chân ở trẻ là một quá trình lâu dài, phức tạp và đòi hỏi sự kiên trì..

Bệnh nấm móng chân có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở trẻ lớn và người trưởng thành, đặc biệt là những người đổ mồ hôi nhiều, người lao động  thường xuyên làm việc và tiếp xúc với nước, hóa chất, môi trường ẩm ướt, vệ sinh kém… Dấu hiệu nấm móng chân ở trẻ em thường là móng trở nên dày và dễ gãy, móng chuyển màu vàng hoặc tối màu.
 

Điều trị thông thường

Điều trị truyền thống cho móng chân nấm ở trẻ em thường bao gồm thuốc chống nấm dạng bôi và dạng uống. Các

Điều trị truyền thống cho móng chân nấm ở trẻ em thường bao gồm thuốc chống nấm dạng bôi và dạng uống. Các

Điều trị truyền thống cho móng chân nấm ở trẻ em thường bao gồm thuốc chống nấm dạng bôi và dạng uống. Các loại thuốc chống nấm dạng uống thường bao gồm terbinafine và itraconazole. Các loại thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn các loại nấm lây lan sang các móng mới, vì vậy nấm sẽ không biến mất hoàn toàn cho đến khi vùng móng chân bị ảnh hưởng đã phát triển hết. Với các trường hợp nhiễm nấm móng chân mức độ nhẹ, bác sĩ khuyên nên dùng thuốc bôi.
Điều trị thay thế

Bố mẹ nên hỏi ý khiến bác sĩ nếu đang quan tâm tới việc thử một phương pháp điều trị mới cho bệnh nấm móng chân ở trẻ. .

Bố mẹ nên hỏi ý khiến bác sĩ nếu đang quan tâm tới việc thử một phương pháp điều trị mới cho bệnh nấm móng chân ở trẻ. 

Bố mẹ nên hỏi ý khiến bác sĩ nếu đang quan tâm tới việc thử một phương pháp điều trị mới cho bệnh nấm móng chân ở trẻ. Chẳng hạn như mặc dù không có thử nghiệm lâm sàng nào chứng minh hiệu quả của việc ngâm chân trong giấm một cách dứt khoát nhưng nhiều bằng chứng cho thấy rằng giấm có thể giúp giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của nấm móng tay. Khả năng cản trở tăng trưởng nấm móng tay dường như xuất phát từ tiềm năng tạo ra một môi trường có tính axit của nấm.
 

Cân nhắc

Nấm móng chân đòi hỏi phải điều trị lâu dài. Để phòng ngừa căn bệnh này, bố mẹ cần hướng dẫn trẻ vệ sinh chân đúng cách, thường xuyên thay tất, rửa sạch và làm khô chân hàng ngày, không nên đi các loại giày dép quá chật. Khi ở những nơi công cộng như hồ bơi và phòng tập thể dục, bố mẹ cần đảm bảo trẻ luôn đi giày dép, rửa tay sạch nếu có tiếp xúc với vùng móng chân bị ảnh hưởng giảm thiểu nguy cơ lây lan nhiễm trùng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top