Tại sao co giật xảy ra ở bệnh nhân u não?

Nội dung

Điều quan trọng cần chú ý là không phải tất cả mọi người có u não đều xuất hiện cơn co giật. Một số loại u não ở những vị trí nhất định sẽ khiến người bệnh dễ bị co giật hơn những loại khác.

Những người thường xuyên có những cơn co giật tiếp diễn trong suốt thời gian điều trị và là mối quan tâm lớn với cả bệnh nhân và đội ngũ điều trị. Chất lượng cuộc sống và khả năng sống tự lập là 2 yếu tố chính thường được quan tâm ở những người bị co giật. Trong một số trường hợp, co giật có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Những cơn co giật là gì?

Khi xung điện bất thường trong não xảy ra đột ngột sẽ dẫn đến hậu quả là cơn co giật. Một cơn co giật gây nên những thay đổi về thể chất như co giật cả cơ thể, nhìn chằm chằm, mất tạm thời sự kiểm soát ruột và tiểu không tự chủ, thậm chí mất sự tỉnh táo. Đây là một tình trạng rất nghiêm trọng và không bao giờ được bỏ qua và nên được báo cáo lại với bác sĩ. Nếu bạn nghi ngờ bạn có cơn co giật và không chắc chắn, báo cáo điều này với bác sĩ ngay lập tức.

Khi hầu hết mọi người nghĩ về cơn co giật, họ thường nghĩ về những chấn động nghiêm trọng và giật mạnh cơ thể.  Tuy nhiên, chúng có thể ít nghiêm trọng, chỉ gây rung lắc đầu hoặc chân. Một số cơn co giật chỉ khiến người bệnh nhìn chằm chằm trong vài phút. Loại co giật một người mắc phải sẽ rất đa dạng dựa vào vị trí khối u trên não.

Mức độ thường xuyên của co giật cũng liên quan đến khối u là nguyên phát hay di căn. Những người có khối u nguyên phát sẽ có tỷ lệ bị co giật cao hơn những người bị khối u di căn, và ở những bệnh nhân có khối u nguyên phát, co giật thường hiếm khi có độ ác tính cao. Co giật có thể là triệu chứng đặc trưng hoặc tiến triển về sau. Trong hai dãy bệnh nhân lớn mắc GBM, co giật là biểu hiện ban đầu trong 18% bệnh nhân và được biểu hiện tại thời điểm chẩn đoán (trung bình khoảng 1 năm) trong 29% bệnh nhân. Tần suất và khởi phát của cơn co giật ở bệnh nhân có u não di căn được biểu hiện ở 195 bệnh nhân, trong đó co giật biểu hiện khi chẩn đoán là 9% và sau đó tiến triển thêm 10%.

Co giật phổ biến ở u thần kinh đệm độ ác tính thấp (tuýp u não hay gặp nhất ở người lớn) hơn là tuýp có độ ác tính cao. Điều này cho thấy mức độ nặng của triệu chứng không liên quan đến kích thước khối u, mà vị trí, tuýp, và độ ác tính là nhân tố chính quyết định triệu chứng xuất hiện ở một bệnh nhân, đặc biệt là co giật.

 

Tại sao co giật xảy ra ở bệnh nhân u não?

Co giật có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân ở bệnh nhân u não, bao gồm:

  • Do bản thân khối u não hoặc sự tái phát triển của khối u
  • Tăng áp lực nội sọ do khối u
  • Thay đổi nồng độ thuốc
  • Mô sẹo do phẫu thuật
  • Căng thẳng
  • Mất ngủ

 

Sự quan trọng của kiểm soát cơn co giật ở bệnh nhân u não

Co giật có thể thường gặp ở bệnh nhân u não. Dù một bệnh nhân có 1 hoặc 100 cơn co giật, hoạt động kiểm soát và dự phòng là một phần quan trọng trong điều trị u não với những người có những tuýp u não nhất đinh. Trong hầu hết các trường hợp, những cơn co giật không dẫn đến nguy cơ cho sức khỏe (trừ khi chúng kéo dài vài phút hoặc hơn

Co giật có thể xảy ra bất kì khi nào, có thể dẫn đến chấn thương cho bệnh nhân và những người xung quanh. Người bị co giật thường gặp khó khăn trong các hoạt động hằng ngày như lái xe hoặc tắm. Thêm vào đó, có nguy cơ cao chấn thương đầu do ngã trong khi co giật.

 

Kiểm soát cơn co giật ở những bệnh nhân u não

Ở những bệnh nhân u não, co giật có thể được kiểm soát bằng thuốc chống co giật hoặc thuốc chống động kinh. Do tỉ lệ cao của co giật ở những người mắc một số loại u não, nó thường là một phần tiêu chuẩn trong điều trị bao gồm những nhóm thuốc để dự phòng co giật. Không phải ai cũng cần thuốc để dự phòng hoặc kiểm soát cơn co giật, chỉ những bệnh nhân có những tiêu chuẩn nhất định mới cần dùng thuốc.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top