✴️ Viêm khớp và cách điều trị đặc biệt là người cao tuổi

Nội dung

Viêm khớp là một trong những bệnh thường gặp đặc biệt là người cao tuổi, mang đến nhiều phiền toái và khiến người bị khó khăn trong việc vận động, giảm chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến viêm khớp và cách điều trị hiệu quả.

1. Có những loại viêm khớp nào?

Có nhiều dạng viêm khớp khác nhau. Trong đó, có thể kể đến các dạng sau:

_ Viêm khớp dạng thấp: đây là bệnh mà hệ miễn dịch của cơ thể chống lại các mô của chính cơ thể mình. Các khớp ngón tay, ngón chân, cổ tay, khớp gối… là những vị trí thường bị viêm đau.

_ Viêm khớp thoái hóa: Theo quy luật của tự nhiên, tuổi cao cơ thể gặp nhiều vấn đề về lão hóa, các khớp cũng không nằm ngoài quy luật ấy, đây là bệnh thường gặp nhất ở người trung niên, cao tuổi. Khớp hông, khớp gối, cột sống… là những vị trí hay bị thoái hóa hơn cả. Khiến người bệnh đau, sưng, cứng khớp hạn chế đi lại.

_ Gout: Đây là bệnh viêm khớp do sự tích tụ của acid uric trong các khớp.

_ Viêm khớp nhiễm trùng: Các vi trùng ở các vết thương gần khớp xâm nhập vào khớp, khiến khớp sưng tấy, viêm có mủ, nóng đỏ…

Bệnh thường gặp ở người trung niên và cao tuổi

 

2. Phương pháp điều trị hiệu quả?

Tùy thuộc vào từng loại bệnh viêm khớp mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Khi thấy có dấu hiệu đau nhức vùng khớp nhiều ngày, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt, để lâu sẽ khiến bệnh nặng, có thể gây ra nhiều biến chứng và chi phí cao, thời gian điều trị kéo dài.

Điều trị nội khoa là phương pháp phổ biến nhất đối với bệnh viêm khớp.

_ Acetaminophen (Tylenol): Thuốc này có thể làm giảm các triệu chứng mà không gây nhiều tác dụng ph.. Không được uống vượt quá liều khuyến cáo của acetaminophen hoặc uống thuốc khi uống nhiều rượu bởi chúng có thể làm tổn thương gan.

Bệnh nhân viêm khớp nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị dứt điểm.

_ Aspirin, ibuprofen, hay naproxen: Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) này thường có hiệu quả trong việc điều trị đau do viêm khớp. Tuy nhiên, chúng cũng có thể có nguy cơ khi sử dụng lâu dài.

_ Uống glucosamine và chondroitin: Đây là những chất giúp tạo sụn khớp, một lớp chất đệm của mặt khớp. Một số công trình nghiên cứu cho thấy những chất này có thể làm giảm các triệu chứng của viêm xương khớp, nhưng cũng có nhiều nghiên cứu phản biện lại điều này.

Tuy nhiên, các loại thuốc trên uống bao nhiêu và sử dụng trong thời gian bao lâu cần có sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc vì có thể gây ra nhiều biến chứng không mong muốn.

Bên cạnh đó, thay đổi lối sống cũng là một trong những phương pháp được chuyên gia y tế khuyên những bệnh nhân viêm khớp.

Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, đều đặn (tốt nhất nên đi bộ 30-45 phút một ngày), luyện tập giúp cơ thể dẻo dai, duy trì khớp khỏe mạnh và giảm đau.

Ăn nhiều trái cây, rau xanh và uống nhiều nước. Xây dựng một thực đơn khoa học cân bằng và đầy đủ các dưỡng chất.

Ngủ đủ 8 tiếng một ngày.

Khám sức khỏe định kì là chìa khóa vàng giúp mỗi chúng ta luôn khỏe mạnh, phát hiện bệnh sớm (nếu có) và điều trị kịp thời.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top