Một số triệu chứng của bệnh là: đau dai dẳng, đau nhói, ngứa ran, đau hoặc nhạy cảm với áp lực nhẹ, đau nặng hơn khi bạn giữ đầu ở một tư thế trong một thời gian, căng cơ hoặc co thắt.
Đau cổ có thể chủ yếu giới hạn ở cổ hoặc đau rễ thần kinh (lan rộng đến các vùng như vai hoặc cánh tay), có thể kèm theo đau đầu, tê hoặc ngứa ran ở một hoặc cả hai cánh tay. Đau cổ cũng có thể là tình trạng cấp tính, kéo dài vài ngày đến vài tuần hoặc mạn tính, kéo dài hơn ba tháng đến vài năm.
Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm:
Các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ phát triển chứng đau cổ:
Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng của bạn dựa trên bệnh sử cá nhân và khám thực thể. Trong quá trình kiểm tra này, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng đau, tê và yếu ở cổ. Bác sĩ cũng sẽ hỏi về các hoạt động thường xuyên của bạn cũng như bất kỳ chấn thương nào trước đây có thể góp phần gây ra tình trạng này, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ cho bạn làm xét nghiệm hình ảnh ở cổ, chẳng hạn như sau:
Các xét nghiệm khác có thể giúp chẩn đoán bao gồm:
Cơn đau cổ nghiêm trọng đến mức nào, kéo dài bao lâu và khả năng tự khỏi sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân chính gây ra cơn đau. Nếu cơn đau cổ của bạn là do căng cơ, rất có thể nó sẽ đáp ứng với việc tự chăm sóc và thuyên giảm theo thời gian. Nhưng nếu tình trạng nghiêm trọng hơn có thể cần phải điều trị lâu dài, thực hiện các thủ thuật và có thể phải phẫu thuật để thấy sự cải thiện đáng kể.
Đau cổ có thể cấp tính, kéo dài vài ngày đến vài tuần hoặc mạn tính, kéo dài 12 tuần hoặc lâu hơn. Cơn đau kéo dài bao lâu sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân chính và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Nếu cơn đau cổ kéo dài hơn một vài ngày hoặc nặng hơn, cản trở cuộc sống hàng ngày của bạn, bạn nên đến gặp bác sĩ.
Các phương pháp điều trị được khuyến nghị cho chứng đau cổ sẽ khác nhau, tùy thuộc nguyên nhân gây ra. Nói chung, mục tiêu điều trị là giảm đau và cải thiện chức năng.
Hầu hết các dạng đau cổ nhẹ đến trung bình đều đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị bảo tồn và tự chăm sóc, thường trong vòng 2-3 tuần. Nếu cơn đau của bạn vẫn không được giải quyết, bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị khác.
Các lựa chọn tự chăm sóc có thể giúp giải quyết cơn đau cổ bao gồm:
Bạn nên đi khám nếu bị đau cổ dai dẳng gây cản trở công việc hoặc hoạt động hàng ngày.
Mặc dù đau cổ thường không phải là trường hợp cấp cứu nhưng bạn nên đi khám ngay lập tức nếu gặp phải bất kỳ vấn đề sau:
Các loại thuốc giảm đau không kê đơn giúp giảm đau cổ bao gồm acetaminophen (Tylenol) và thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như aspirin hoặc ibuprofen (Advil).
Nếu các thuốc giảm đau không kê đơn không đủ mạnh để làm dịu cơn đau, bác sĩ có thể cân nhắc kê đơn hoặc sử dụng các loại thuốc sau:
Một số tình trạng gây đau cổ, bao gồm cả căng cơ có thể điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu.
Phẫu thuật hiếm khi cần thiết đối với chứng đau cổ, nhưng khi bạn bị chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống thì đây là điều cần thiết.
Không phải tất cả các cơn đau cổ đều có thể ngăn ngừa được, nhưng việc duy trì tư thế chuẩn có thể giúp giảm nguy cơ bị đau cổ.
Nếu bạn làm việc tại bàn, hãy điều chỉnh thiết lập sao cho màn hình máy tính ngang tầm mắt và đầu gối hơi thấp hơn hông khi bạn ngồi. Tránh mang túi nặng trên vai. Ngủ sao cho đầu và cổ thẳng hàng với phần còn lại của cơ thể, cố gắng nằm ngửa khi ngủ, đùi kê cao trên gối.
Đau cổ có thể gây khó khăn trong việc thực hiện các công việc hàng ngày, từ lái xe ô tô đến gõ máy tính hay làm các công việc nhà bếp. Mặc dù hầu hết các dạng đau cổ không dẫn đến tổn thương lâu dài nhưng bạn nên đến gặp bác sĩ nếu cơn đau kéo dài hơn một vài ngày hoặc trở nên nặng hơn theo thời gian để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng lâu dài về sau.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh