✴️ Làm gì khi thai nhi ngôi mông?

Thế nào là thai nhi ngôi mông?

Trong rất nhiều trường hợp thai ngôi đỉnh không xảy ra dù đã sắp đến ngày sinh nở và đây được gọi là thai nhi ngôi mông.

Ở vị trí này, dây rốn của thai nhi có thể bị tổn thương nặng nề trong quá trình sinh nở. Theo thống kế, thai nhi sinh ngược có tỷ lệ tử vong cao gấp 4 lần so với những em bé ngôi đỉnh (ngôi đầu).

Nguyên nhân thai nhi ngôi mông?

Không ai có thể chắc chắn về lý do tại sao thai nhi lại ngôi mông nhưng có một số biến chứng có thể ảnh hưởng nhiều đến vị trí ngôi thai.

Sinh ngược nhiều khả năng xảy ra ở những chị em mang đa thai, sinh non hoặc thai nhi có vấn đề về nhau thai. Nước ối trong tử cung cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.

Nếu nước ối trong tử cung không đủ nhiều, tử cung có hình dạng bất thường, u xơ tử cung đều có thể gây khó khăn cho em bé trong việc xoay đầu xuống dưới những tháng cuối.

Người mẹ có tử cung hình dạng bất thường hoặc u xơ tử cung đều có thể gây khó khăn cho thai nhi trong việc xoay đầu xuống dưới những tháng cuối.

Thai nhi ngôi mông

Các loại ngôi mông ở thai nhi

Có 3 vị trí thai nhi ngôi mông chính là: ngôi mông đủ (đùi co, gối gập), ngôi mông thiếu kiểu mông (2 chân duỗi thẳng lên đầu) và ngôi mông thiếu kiểu chân (chân đưa xuống dưới, mông nằm cao):

  • Thai nhi ngôi mông đủ (ngôi mông hoàn toàn): Mông của thai nhi sẽ hướng xuống phía dưới đường dẫn sinh (cửa mình của mẹ), hai đầu gối gập lại thành tư thế ngồi bắt chéo chân.

  • Thai nhi ngôi mông thiếu kiểu mông (ngôi mông không hoàn toàn – 2 chân duỗi thẳng lên đầu): Mông của thai nhi sẽ hướng xuống phía dưới đường dẫn sinh, hai chân duỗi thẳng ngay phía trước mặt, hai bàn chân đặt sát nhau.

  • Thai nhi ngôi mông thiếu kiểu chân (ngôi mông không hoàn toàn – kiểu bàn chân): Một hoặc hai chân của thai nhi sẽ hướng xuống phía dưới đường dẫn sinh.

Thai nhi ngôi mông có gây nguy hiểm cho việc sinh nở không?

Nhiều mẹ bầu băn khoăn rằng liệu việc sinh thai nhi ngôi mông có nguy hiểm không?. Các bác sĩ sản khoa cho biết việc sinh thai nhi ngôi mông được cho là nguy hiểm, vì sẽ có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm phải kể đến là:

  • Khó khăn trong việc đưa thai nhi ra khỏi bụng mẹ. Trong trường hợp xấu nhất là thai nhi bị thiếu oxy do mẹ bị vỡ nước ối trước khi có cơn đau chuyển dạ và cuống nhau sẽ theo nước ối ra ngoài.

  • Nguy cơ kẹt đầu hậu sẽ xảy ra vì đầu của thai nhi là phần to và cứng nhất lại sinh ra cuối cùng, có thể làm thai chết hoặc sang chấn.

  • Trong trường hợp thai nhi ngôi mông thiếu kiểu mông thì khi sinh, thai phụ dễ có nguy cơ bị sa tử cung, thai nhi có thể gây áp lực lên rốn và dẫn đến việc hạn chế lưu lượng máu đến bé. Nếu sinh thường thai nhi có nguy cơ bị dị tật ở chân rất cao.

  • Đối với trường hợp thai nhi ngôi mông thiếu kiểu mông và thai nhi ngôi mông đủ có nhiều khả năng có thể sinh thường một cách an toàn. Nhưng để hạn chế tối đa những biến chứng bạn cần sự trợ giúp và tư vấn từ các bác sĩ và nhân viên y tế có kỹ năng tốt.

Mẹ nên làm gì khi thai nhi ngôi mông?

Khi phát hiện thai nhi ngôi mông, người mẹ nên thử một số kỹ thuật để khuyến khích thai nhi di chuyển. Dù em bé có không dịch chuyển thì bài tập này cũng không ảnh hưởng gì đến sự an toàn của thai nhi.

 

Một bài tập được gọi là độ nghiêng ngôi mông có thể có lợi trong trường hợp này. Bà bầu nên nằm xuống, nâng cao hông lên khoảng 3-4 cm so với sàn nhà và sử dụng gối êm để hỗ trợ phía dưới mông.

Giữ nguyên ở vị trí này trong khoảng 10-15 phút mỗi ngày. Ngoài ra, âm nhạc cũng có thể giúp kích thích thai nhi di chuyển. Hãy đặt tai nghe vào phần dưới của bụng và khuyến khích em bé quay đầu xuống dưới.

Thai nhi ngôi mông

Trong trường hợp thai nhi ngôi mông, bác sĩ sẽ làm gì?

Trong trường hợp thai ngôi mông, các bác sĩ thường can thiệp bằng những phương pháp xoay thai. Phương pháp xoay thai ECV (External Cephalic Version) tạm gọi là thử nghiệm phiên bản xoay ngôi thai ngoài. Thai phụ sẽ được tiêm 1 loại thuốc để làm mềm cơ bụng, sau đó bác sĩ dùng tay để xoay đầu của em bé ( tất nhiên là thực hiện bên ngoài bụng).

Trước khi thử nghiệm phiên bản xoay ngôi thai ngoài ECV, loại thuốc dùng để tiêm cho mẹ thường chứa tocolytic có tác dụng để thư giãn tử cung và ngăn chặn các cơn co thắt tử cung.

Thuốc tocolytic thông dụng nhất là terbutaline. Tỉ lệ thành công trung bình là khoảng 65% khi xoay thai bên ngoài và nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như là lượng ối, cân nặng và vị trí của thai nhi…

Trong trường hợp sau khi thực hiện phương pháp ECV mà thai nhi vẫn không xoay lại thì các bác sĩ buộc phải tiến hành mổ lấy thai. Tất cả những trường hợp thai ngôi mông đều nên được sinh trong bệnh viện và bằng phương pháp sinh mổ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top