Các chỉ số xét nghiệm về vitamin D được coi là cực kỳ cần thiết trong các sàng lọc bệnh cũng như kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nhiều chuyên gia khuyến cáo nên đi kiểm tra nồng độ vitamin D ít nhất 2 lần một năm.
Hai chỉ số khác cũng quan trọng không kém phần quan trọng là ferritin huyết thanh (đánh giá độ dự trữ sắt) và gamma glutamyl transpeptidase hay còn gọi là gamma-glutamytransferase (GGT-một enzyme liên quan đến ngộ độc sắt, một bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong). Bằng cách theo dõi nồng độ ferritin huyết thanh và GGT và có cách xử lý khi nồng độ vượt ngưỡng, bạn có thể tránh được những nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn.
Với người trưởng thành, các chuyên gia khuyến cáo nên kiểm tra nồng độ ferritin huyết thanh và GGT mỗi năm. Nồng độ sắt dưa thừa trong máu có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm trong đó có thiếu hụt vitamin D.
Thừa sắt nguy hiểm hơn thiếu sắt?
Sắt là một trong những vi chất dinh dưỡng quan trọng với cơ thể con người. Thiếu hụt sắt là một vấn đề khá phổ biến ở Việt Nam, tập trung ở những đối tượng như trẻ trong giai đoạn phát triển; phụ nữ có thai và cho con bú. Thông thường mất máu vì bất cứ nguyên nhân nào trong đó có hành kinh, thì cũng kéo theo mất sắt. Nếu cơ thể không có đủ lượng sắt dự trữ để bù vào lượng sắt mất đi sẽ dẫn đến thiếu máu thiếu sắt. Lạm dụng rượu ở nam giới cũng là một hành vi nguy cơ thiếu sắt do làm giảm hấp thu sắt từ chế độ ăn.
Chính vì vậy mà những thực phẩm chức năng bổ sung sắt trên thị trường khá đa dạng và phong phú và rất dễ dàng tiếp cận. Sắt thậm chí còn được bổ sung vào các thực phẩm theo Chương trình quốc gia phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng. Một số sản phẩm được bổ sung sắt theo khuyến cáo của Bộ Y tế là bánh bích quy, nước mắm, sữa nước,.... Tuy nhiên theo thời gian, khi chế độ ăn uống cũng như ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân được nâng cao thì bắt đầu xuất hiện tình trạng dư thừa sắt. Dư thừa sắt thực sự gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Nếu như thiếu sắt tập trung ở nhóm đối tượng trẻ gái và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì thừa sắt được ghi nhận ở những đối tượng không có hiện tượng mất máu hàng tháng và cũng không còn ở độ tuổi đang phát triển nữa- đó là nam giới trong độ tuổi trưởng thành và phụ nữ mãn kinh. Nếu không được điều trị, thừa sắt có thể dẫn tới ung thư, bệnh tim mạch, tiểu đường, các bệnh tổn thương thần kinh và nhiều vấn đề sức khỏe khác như viêm khớp do gout. Sắt có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phân tách xảy ra bên trong màng ti thể (một cấu trúc quan trọng trong tế bào sống). Sắt phản ứng với peroxide hydrogen, hydro hóa sẽ tạo ra những gốc tự do- gây ra quá trình lão hóa, ung thư, viêm mạn tính trong cơ thể…
Tại sao thừa sắt lại nguy hiểm
Cơ thể bạn có thể tạo ra năng lượng thông qua quá trình oxi hóa carbohydrate và chất béo. Ty thể đóng vai trò chủ đạo trong quá trình này, tạo ra ATP để cung cấp năng lượng cho các hoạt động sinh hóa của cơ thể. 95% của quá trình này, oxi được chuyển thành nước nhưng 5% còn lại phản ứng oxi hóa lại diễn ra theo hướng tạo thành các gốc tự do. Nếu quá trình tạo ra các gốc tự do diễn ra quá nhiều sẽ dấn đến hư hại chức năng và rối loạn ty thể.
Trong hoạt động bình thường của cơ thể, sắt có thể phản ứng với hydrogen peroxide ở màng trong của ty thể, một phản ứng bình thường trong quá trình hô hấp yếm khí. Nhưng khi bạn quá dư thừa sắt sẽ làm gia tăng quá trình phân cắt thành các gốc tự do (do hydro hóa quá mức từ peroxide) gây phá hủy DNA của ty thể, và màng tế bào. Đây chính là cách mà dư thừa sắt gây ra các bệnh mãn tính.
Nếu bạn ăn quá nhiều carbohydrate tinh (lượng carb không có chất xơ) sẽ càng gây thêm tình trạng trầm trọng hơn. Đốt cháy carb cung cấp thêm 30-40% nhiên liệu cho phản ứng oxi hóa loài nghĩa là gia tăng các gốc tự do tạo ra do lượng sắt dư thừa nhiều.
Tóm lại quá trình oxi hóa loài là một phản ứng bình thường của cơ thể sống. Chúng có vai trò cực kỳ quan trọng và chỉ gây hại khi phản ứng quá mức đặc biệt là thừa sắt tự do trong máu. Điều mấu chốt là làm thế nào thế nào để phản ứng này không quá mức chứ không phải là ức chế phản ứng xảy ra. Và câu trả lời cho vấn đề trên là có chế độ ăn lành mạnh, tăng cường lượng protein và những loại carb thô, chất béo lành mạnh.
GGT liên quan trực tiếp đến tử vong
GGT là một enzyme ở gan liên quan đến chuyển hóa glutathione và vận chuyển các acid amin và peptide. Nồng độ GGT trong máu không chỉ phản ánh tình trạng gan bị phá hủy mà còn được coi là một marker sinh học giúp sàng lọc tình trạng dư thừa sắt tự do và là một chỉ số cực kỳ quan trọng trong tiên lượng nguy cơ tử vong đột ngột do bệnh tim mạch.
Những năm gần đây, các nhà khoa học đã khám phá ra GGT tương tác rất mạnh với sắt. Khi nồng độ ferritin huyết thanh cũng như GGT cao tương đương với nguy cơ cao mắc các bệnh mãn tính nguy hiểm bởi sự kết hợp giữa sắt tự do và enzyme GGT gây tình trạng ngộ độc nguy hiểm và sắt dự trữ sẽ tiếp tục được giải phóng ra khiến cho cơ thể bị ngộ độc nặng hơn.
Nồng độ GGT và sắt lý tưởng
Ttuy nhiên, thật khó có thể phân định được mức độ GGT bao nhiêu là bất thường, mặc dù giới hạn trên có thể chấp nhận được ở phụ nữ là 45U/L nhưng trên thực tế những phụ nữ có mức GGT trên 30U/L có nguy cơ cao bị ung thư và các bệnh tự miễn, và đôi khi những người có mức GGT 45 U/L lại không có biểu hiện bệnh.
Ferritin huyết thanh bình thường rơi vào khoảng 200-300 nanogram/mL ở cả nam và nữ giới. Nồng độ lý tưởng cho nam giới trưởng thành và nữ giới trong độ tuổi sinh sản là khoảng 30-60 ng/mL. Bạn không nên để nồng độ này dưới 20ng/mL hoặc trên 80ng/ml. Từ 12-15 ng/mL được coi là có thiếu sắt trên lâm sàng; 60-70ng/mL lại có ảnh hưởng đến quá trình mang thai. Do vậy việc duy trì được nồng độ sắt tối ưu là điều cực kỳ quan trọng nhất là với phụ nữ có thai.
Cuối cùng, vì ferritin và GGT phản ứng với nhau, nhưng GGT thấp có xu hướng chống lại lượng ferritin cao, vì thế nếu nồng độ GGT của bạn thấp thì sẽ giúp bảo vệ sức khỏe kể cả khi nồng độ ferritin có cao hơn mức lý tưởng một chút.
Làm thế nào để có mức sắt và GGT lý tưởng?
Để có mức sắt và GGT lý tưởng thì cách tốt nhất là thông qua chế độ ăn uống.
Với trẻ em đang trong độ tuổi phát triển và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần tăng cường các thực phẩm chứa nhiều sắt. Sắt trong chế độ ăn sẽ được hấp thu nhiều hơn khi đi kèm với các thực phẩm giàu vitamin C. Chỉ bổ sung sắt khi được bác sỹ kê đơn chỉ định bổ sung thông qua thực phẩm chức năng. Không nên tự ý bổ sung sắt bằng thực phẩm chức năng dài hạn vì có thể dẫn đến thừa sắt.
Chế độ ăn giàu glutathione sẽ giúp ổn định lượng GGT trong máu ở mức lý tưởng. Hoa quả và rau xanh như cà rốt, cải romaine, rau chân vịt, khoai lang, quả mơ, cà chua giàu vitamin C, chất xơ, beta-carotene, folate sẽ giúp giảm được GGT. Hạn chế rượu và thịt đỏ vì khiến lượng GGT trong máu tăng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh