Đu đủ: Quả đu đủ có nhiều thành phần có lợi làm tăng số lượng tiểu cầu như folate, papain, chymopapain và kali, vitamin C. Loại quả này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.
Kiwi: Loại quả này là một nguồn giàu kali và vitamin C, cả hai chất này đều có tác dụng tốt cho hệ miễn dịch, tăng lượng tiểu cầu và chất điện giải trong cơ thể.
Lựu: Trong quả lựu cũng chứa một lượng lớn vitamin C và các chất chống oxy hoá giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại virus và nâng cao lượng tiểu cầu trong máu.
Nho khô: Đây cũng là một nguồn giàu chất sắt và có thể giúp ích cho bệnh nhân sốt xuất huyết có lượng tiểu cầu rất thấp.
Trái cây giàu vitamin C: Vitamin C là một chất dinh dưỡng quan trọng khác giúp cơ thể tăng sản xuất tiểu cầu. Người bệnh sốt xuất huyết có thể ăn cam, chanh, ổi, bông cải xanh, rau bina vì tất cả các loại trái cây và rau này đều chứa hàm lượng vitamin C cao, tốt cho máu, có thể giúp tăng lượng tiểu cầu trong cơ thể.
Củ dền: Loại rau có màu đỏ đậm giúp ngăn ngừa suy giảm tiểu cầu do tác động của các gốc tự do và làm tăng lượng tiểu cầu. Ngoài ra, hàm lượng vitamin A, C và K, cùng với những khoáng chất có trong củ dền giúp làm sạch máu, tăng cường hệ miễn dịch.
Rau bina: Loại rau này rất giàu Vitamin K - chất rất cần thiết để giúp tăng sinh tế bào trong cơ thể và sản sinh tế bào tiểu cầu đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Thực phẩm giàu acid béo omega-3: Bổ sung các thực phẩm giàu acid béo omega-3 giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng như mức tiểu cầu trong máu. Một số thực phẩm giàu acid béo omega-3 bao gồm hạt lanh, óc chó, cá, rau bina…
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Các thực phẩm giàu chất chống oxy hoá như quả mâm xôi, dâu tây, óc chó... giúp vô hiệu hóa các gốc tự do gây hại từ đó giúp xử lý tình trạng lượng tiểu cầu thấp.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh