Giới thiệu một vài thực phẩm có chứa Probiotic

Probiotics (lợi khuẩn) là vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe. Đây thường là những vi khuẩn phục vụ một số chức năng trong cơ thể. Lợi khuẩn có nhiều tác dụng đến cơ thể và bộ não, có thể cải thiện sức khỏe tiêu hóa, giảm trầm cảm và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Một số bằng chứng thậm chí lợi khuẩn có thể làm da đẹp hơn .

Probiotic không chỉ đến từ thực phẩm chức năng mà còn có mặt trong các loại thực phẩm lên men.

Dưới đây là danh sách 11 loại thực phẩm chứa lợi khuẩn có lợi cho sức khỏe.

1. Sữa chua

Sữa chua là một trong những nguồn cung cấp lợi khuẩn rất tốt, trong đó nhiều loại vi khuẩn thân thiện có thể cải thiện sức khỏe của bạn. Sữa chua được làm từ sữa lên men có chứa vi khuẩn tốt, chủ yếu là vi khuẩn sản sinh axit lactic và bifidobacteria.

Ăn sữa chua có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, bao gồm cải thiện sức khỏe của xương và tốt cho những người bị tăng huyết áp. Ở trẻ em, sữa chua có thể giúp giảm tiêu chảy do sử dụng kháng sinh, thậm chí có thể giúp giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, sữa chua cũng tốt cho những người không dung nạp lactose.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng không phải tất cả sữa chua đều chứa probiotic sống. Trong một số trường hợp, vi khuẩn sống đã bị giết trong quá trình xử lý nhiệt. Vì vậy, hãy chắc chắn để chọn sữa chua có chứa các lợi khuẩn hoạt động hoặc sống.

Ngoài ra, hãy đảm bảo luôn đọc nhãn trên sữa chua trước khi mua. Ngay cả khi một loại sữa chua được dán nhãn ít chất béo hoặc không có chất béo, vẫn có thể chứa lượng đường bổ sung cao.

 

2. Kefir

Kefir là một loại sữa chua uống lên men sữa bởi probiotic và cho thêm hạt của sữa bò hoặc dê. Hạt trong Kefir không phải là ngũ cốc, mà là các loại vi khuẩn axit lactic và nấm men trông hơi giống súp lơ. Từ kefir được cho là xuất phát từ từ khóa tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, có nghĩa là "cảm giác tốt" sau khi ăn. Kefir cũng có nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau. Cải thiện sức khỏe của xương, tiêu hóa và bảo vệ chống lại nhiễm trùng.

Sữa chua có lẽ là nguồn cung cấp probiotic phổ biến nhất trong chế độ ăn phương Tây, nhưng kefir còn là nguồn tốt hơn. Kefir chứa một số chủng vi khuẩn và nấm men da dạng và tốt hơn rất nhiều.

 

3. Sauerkraut

Sauerkraut là món bắp cải thái nhỏ đã được lên men bởi vi khuẩn axit lactic. Đây là một trong những thực phẩm truyền thống lâu đời nhất và phổ biến ở nhiều nước, đặc biệt là ở châu Âu.

Sauerkraut thường được ăn kèm với xúc xích hoặc như một món ăn phụ. Món ăn này có vị chua, mặn và có thể lưu trữ được trong nhiều tháng trong thùng kín.

Ngoài việc chứa nguồn lợi khuẩn chất lượng cao, dưa cải bắp còn giàu chất xơ, cũng như các vitamin C, B và K. Nó cũng chứa nhiều natri và chứa sắt và mangan. Sauerkraut cũng chứa các chất chống oxy hóa- lutein và zeaxanthin những dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe của mắt.

 

4. Tempeh

Tempeh là món ăn có nguồn gốc từ Indonesia. Cũng là đậu tương lên men kết dính tạo thành một khối chắc, và hương vị khá hấp dẫn, tương tự như ăn nấm. Ngày nay Tempeh đã trở nên phổ biến trên khắp thế giới, được coi như là một thực phẩm thay thế cho thịt.

Cũng như các thực phẩm trên, quá trình lên men thực sự có tác động lớn đến thành phần dinh dưỡng của đậu tương. Thông thường, đậu tương thường có hàm lượng axit phytic cao, một hợp chất thực vật làm suy yếu sự hấp thụ các khoáng chất như sắt và kẽm. Tuy nhiên, quá trình lên men đã làm giảm lượng axit phytic, có thể làm tăng lượng khoáng chất mà cơ thể có thể hấp thu.

Quá trình lên men cung giúp sản sinh ra vitamin B12, một vi chất mà vốn dĩ đậu tương không chứa. Vitamin B12 chủ yếu có mặt trong thực phẩm động vật, chẳng hạn như thịt, cá, các sản phẩm từ sữa và trứng chứ ít khi có mặt trong thực vật.

Chính điều này làm cho tempeh trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho người ăn chay, cũng như bất cứ ai muốn bổ sung thêm một probiotic dinh dưỡng vào chế độ ăn.

 

5. Kimchi

Kimchi là một món ăn nổi tiếng của Hàn Quốc có hương vị chua cay. Cải thảo thường là thành phần chính để làm kim chi, ngoài ra kim chi cũng được làm từ các loại rau củ khác. Người ta thường trộn rau với hỗn hợp gia vị gồm có bột ớt đỏ, tỏi, gừng, hành lá và muối.

Kimchi chứa vi khuẩn axit lactic Lactobacillus, cũng như các vi khuẩn yếm khí khác có lợi cho sức khỏe tiêu hóa. Kimchi làm từ cải thảo rất giàu vitamin và khoáng chất, trong đó vitamin K, riboflavin (vitamin B2) và sắt.

 

6. Miso

Miso là một gia vị nổi tiếng của Nhật Bản, được làm theo truyền thống bằng cách lên men đậu tương với muối và cho thêm nấm koji. Miso cũng có thể được làm bằng cách trộn đậu nành với các thành phần khác, như lúa mạch, gạo và lúa mạch đen. Loại bột này thường được sử dụng trong súp miso, một món ăn sáng phổ biến ở Nhật Bản. Miso thường có vị mặn.

Miso là một nguồn cung cấp protein và chất xơ rất tốt. Miso cũng có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng thực vật, bao gồm vitamin K, mangan và đồng.

Một nghiên cứu báo cáo rằng việc tiêu thụ súp miso thường xuyên có liên quan đến giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ trung niên Nhật Bản. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng những phụ nữ ăn nhiều súp miso đã giảm nguy cơ đột quỵ.

 

7. Kombucha

Kombucha là thức uống lên men trà đen hoặc trà xanh.

Trà được lên men bởi lợi khuẩn và nấm men, được tiêu thụ ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là châu Á. Có rất nhiều tuyên bố về tác động sức khỏe tiềm ẩn của trà kombucha.Tuy nhiên, bằng chứng vẫn chưa đủ thuyết phục. Kombucha được lên men với vi khuẩn và nấm men, có thể có lợi ích sức khỏe liên quan đến tính chất probiotic của nó.

 

8. Dưa muối

Dưa muối (còn được gọi là gherkins) là dưa chuột đã được ngâm trong dung dịch muối và nước. Dưa chuột được lên men trong một thời gian, sử dụng vi khuẩn axit lactic tự nhiên khiến cho dưa có vị chua. Dưa chuột ngâm là một nguồn tuyệt vời chứa vi khuẩn probiotic lành mạnh, có thể cải thiện sức khỏe tiêu hóa. Dưa muối có hàm lượng calo thấp và nguồn vitamin K tuyệt vời, dưỡng chất cần thiết cho việc đông máu. Dưa chua cũng có hàm lượng natri cao, vì vậy những người tăng huyết áp nên hạn chế món ăn này.

 

9. Buttermilk truyền thống

Buttermilk cũng là một loại đồ uống lên men

Có hai loại buttermilk chính: truyền thống và lên men. Buttermilk truyền thống đơn giản là chất lỏng còn lại sau khi tách bơ ra khỏi sữa. Chỉ loại này mới chứa probiotic. Buttermilk truyền thống rất phổ biến ở Ấn Độ, Nepal và Pakistan. Buttermilk lên men, thường tìm thấy ở các siêu thị Mỹ và không chứa bất kỳ probiotic nào. Buttermilk có hàm lượng chất béo và calo thấp nhưng chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin B12, riboflavin, canxi và phốt pho.

 

10. Natto

Natto là một sản phẩm đậu tương lên men khác, như tempeh và miso, và là một thực phẩm chứa chủ yếu trong nhà bếp Nhật Bản. Natto chứa chủng vi khuẩn Bacillus subtilis. Nó thường được trộn với cơm và ăn kèm với bữa sáng.

Natto có mùi rất đặc biệt, dạng nhầy và hương vị đậm. Natto giàu protein và vitamin K2, rất quan trọng đối với sức khỏe của xương và sức khỏe tim mạch.

Một nghiên cứu ở những nam giưới cao tuổi Nhật Bản cao cho thấy tiêu thụ natto một cách thường xuyên có thể giúp tăng mật độ khoáng xương do hàm lượng vitamin K2 có trong natto khá cao. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy Natto giúp ngăn ngừa loãng xương ở phụ nữ.

 

11. Một số loại phô mai

Mặc dù hầu hết các loại phô mai được lên men, nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các loại phô mai đều chứa probiotic.

Vì vậy, điều quan trọng là tìm kiếm các lợi khuẩn sống và hoạt động trên nhãn thực phẩm. Gouda, mozzarella, phô mai cheddar và cottage là những loại phô mai mà vi khuẩn có thể tồn tại sau quá trình làm chín.

Phô mai rất bổ dưỡng, và là một nguồn cung cấp protein rất tốt. Phô mai cũng giàu vitamin và khoáng chất quan trọng như canxi, vitamin B12, phốt pho và selen. Tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như phô mai, thậm chí có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và loãng xương.

 

Thực phẩm Probiotic thực sự tốt cho sức khỏe

Trên thực tế có rất nhiều thực phẩm có chứa probiotic siêu lành mạnh giúp bạn tăng cường sức khỏe. Có thể kể đến đậu tương lên men, sữa và rau củ lên men đã được đề cập đến ở trên. Và ăn những thực phẩm này sẽ giúp cung cấp lợi khuẩn tốt hơn so với sử dụng thực phẩm chức năng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top