Chất chống oxy hóa là những chất có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm các tổn thương cho các tế bào gây ra bởi các gốc tự do, các phân tử không ổn định mà cơ thể tạo ra như một phản ứng với môi trường và tác động khác.
Các nguồn chất chống oxy hóa có thể là tự nhiên hoặc tổng hợp. Một số thực phẩm có nguồn gốc thực vật được cho là giàu chất chống oxy hóa. Chất chống oxy có nguồn gốc từ thực vật là một loại chất dinh dưỡng phytonutrient hay còn gọi là vi chất thực vật.
Cơ thể cũng sản xuất một số chất chống oxy hóa, được gọi là chất chống oxy hóa nội sinh. Chất chống oxy hóa đến từ bên ngoài cơ thể được gọi là ngoại sinh.
Các gốc tự do là các chất sinh ra được sản xuất bởi các tế bào khi cơ thể tiêu hóa thức ăn và phản ứng với môi trường. Nếu cơ thể không thể xử lý và loại bỏ các gốc tự do một cách hiệu quả, kích ứng oxy hóa có thể xảy ra. Điều này có thể gây hại cho các tế bào và chức năng hoạt động của cơ thể. Các gốc tự do còn được gọi là các loại gốc tự do oxy hóa (ROS).
Các yếu tố làm tăng sản xuất các gốc tự do có thể xuất phát từ bên trong chẳng hạn như tình trạng viêm nhiễm hoặc bên ngoài như ô nhiễm, tiếp xúc với tia cực tím và khói thuốc lá.
Kích ứng oxy hóa có liên quan đến bệnh tim, ung thư, viêm khớp, đột quỵ, bệnh hô hấp, suy giảm miễn dịch, khí phế thũng, bệnh Parkinson, và các tình trạng viêm hoặc thiếu máu cục bộ khác.
Chất chống oxy hóa được cho là giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.
Chất chống oxy hóa có thể bảo vệ chống lại tổn thương tế bào mà các gốc tự do gây ra, được gọi là kích ứng oxy hóa. Các hoạt động và quá trình có thể dẫn đến kích ứng oxy hóa bao gồm:
Tập thể dục quá sức;
Chấn thương mô do viêm và chấn thương;
Thiếu máu cục bộ và tổn thương tái tưới máu;
Sử dụng một số loại thực phẩm đặc biệt là thực phẩm tinh chế và qua chế biến, chất béo chuyển hóa, chất ngọt nhân tạo, một số thuốc nhuộm và phụ gia;
Hút thuốc;
Ô nhiễm môi trường;
Phơi nhiễm bức xạ;
Tiếp xúc với hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc, hóa trị
Dung môi công nghiệp;
Các hoạt động và phơi nhiễm trên có thể dẫn đến tổn thương tế bào gây ra các tình trạng như:
Sự giải phóng quá mức các ion sắt hoặc đồng tự do;
Hoạt hóa của thực bào;
Sự gia tăng các enzyme tạo ra các gốc tự do
Sự gián đoạn của chuỗi chuyền điện tử.
Tất cả những điều này có thể dẫn đến kích ứng oxy hóa. Các tổn thương do kích ứng oxy hóa có liên hệ mật thiết với ung thư, xơ vữa động mạch và suy giảm thị lực. Các nhà khoa học cho rằng các gốc tự do gây ra những thay đổi trong các tế bào dẫn đến các tình trạng trên và một số bệnh lý có liên quan khác.
Theo một nghiên cứu: Chất chống oxy hóa có tác dụng như chất tẩy gốc, chất cho hydro, chất cho electron, chất phân hủy peroxide, chất khử oxy nhóm đơn, chất ức chế enzyme, chất hiệp đồng và chất khử kim loại.
Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng bổ sung chất chống oxy hóa có thể giúp giảm tình trạng suy giảm thị lực do thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi ở người già.
Tuy nhiên, nhìn chung vẫn thiếu bằng chứng cho thấy lượng chất chống oxy hóa cụ thể là bao nhiêu có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Có hàng ngàn chất có thể hoạt động như chất chống oxy hóa. Mỗi chất có vai trò riêng và có thể tương tác với chất khác để giúp cơ thể hoạt động hiệu quả. Chất chống oxy hóa không chỉ cụ thể một chất nào mà chỉ mô tả những tác dụng mà chất có thể thực hiện. Ví dụ về các chất chống oxy hóa ngoại sinh bao gồm:
Vitamin A;
Vitamin C;
Vitamin E;
Beta-carotene;
Lycopene;
Lutein;
Selen;
Mangan;
Zeaxanthin;
Flavonoid, flavones, catechin, polyphenol và phytoestrogen là tất cả các loại chất chống oxy hóa và phytonutrients đều được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
Mỗi chất chống oxy hóa thực hiện một chức năng khác nhau và không thể thay thế cho nhau. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là có một chế độ ăn uống đa dạng.
Xem thêm: Cách sử dụng chất chống oxy-hóa cho da
Tìm hiểu: Các nguồn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh