Trẻ được bú mẹ thường phát triển khỏe mạnh hơn, thông minh hơn và có hệ miễn dịch hoàn chỉnh hơn. Ở một số nền văn hóa, sữa mẹ còn được gọi là ‘máu trắng’. Trên thực tế, mỗi giọt sữa mẹ chứa hàng triệu tế bào bạch cầu giúp kích thích miễn dịch. Bú sữa mẹ mang lại lợi ích toàn diện và ảnh hưởng tới sự phát triển của rất nhiều hệ cơ quan trên cơ thể trẻ.
1. Não - chỉ số IQ cao hơn (cholesterol và các chất béo khác trong sữa mẹ giúp hỗ trợ sự phát triển của mô thần kinh).
2. Mắt - thị lực tốt hơn.
3. Tai - ít bị nhiễm trùng tai hơn.
4. Miệng - bé bú mẹ từ 1 năm trở lên ít phải điều trị chỉnh nha hơn. Động tác bú giúp cải thiện sự phát triển cơ mặt. Những thay đổi tinh tế của mùi vị sữa mẹ giúp bé học cách chấp nhận các thực phẩm bổ sung đa dạng.
5. Họng - bé bú mẹ ít phải cắt amiđan hơn.
6. Hệ hô hấp - ít bị nhiễm trùng hô hấp trên hơn và nếu bị thì nhẹ hơn. Trẻ ít khò khè, ít viêm phổi và cúm hơn.
7. Tim mạch - nhịp tim thấp hơn.Trẻ bú mẹ có thể có hàm lượng cholesterol thấp hơn khi trưởng thành.
8. Hệ tiêu hóa - ít tiêu chảy, ít nhiễm trùng dạ dày ruột hơn. Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng trở lên làm giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm. Nguy cơ bị viêm loét đại tràng cũng giảm khi trẻ đến tuổi trưởng thành.
9. Hệ miễn dịch - bé bú mẹ đáp ứng tốt hơn với tiêm chủng phòng bệnh. Sữa mẹ giúp hệ miễn dịch của trẻ trưởng thành tốt hơn và làm giảm nguy cơ ung thư thời kỳ niên thiếu.
10. Hệ nội tiết - giảm nguy cơ tiểu đường.
11. Thận - với lượng muối và protein thấp hơn, sữa mẹ làm giảm gánh nặng lên thận.
12. Hệ tiết niệu - ít nhiễm trùng hơn
13. Cơ khớp - ít bị viêm khớp dạng thấp .
14. Da - ít bị chàm dị ứng hơn.
15. Tăng trưởng - bé dưới 1 tuổi mảnh mai hơn và ít bị béo phì về sau.
16. Ruột - ít bị táo bón, đi ngoài phân đỡ gắt mùi hơn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh