Việc ép con ăn, thậm chí kèm theo những lời quát mắng, không phải là cách tốt để giúp bé ăn nhiều, lớn nhanh. Thay vào đó, bố mẹ nên dành thời gian tìm hiểu một vài bí quyết hữu ích để cải thiện tâm trạng, giúp bé hứng thú khi vào bữa và ăn ngon miệng hơn.
Các ông bố, bà mẹ nuôi dạy con theo phương pháp khoa học đều có chung nguyên tắc không ép trẻ ăn. Trẻ chỉ cảm thấy vui và ngon miệng khi đói và muốn ăn. Do đó, phụ huynh hãy đảm bảo trẻ phải thực sự đói trước khi bước vào bàn ăn, nếu không muốn mỗi bữa ăn là một trận chiến.
Các chuyên gia dinh dưỡng Nhật cũng đề nghị sắp xếp các bữa ăn chính và phụ cách nhau 2-3 giờ. Giữa các bữa ăn, mẹ không nên cho bé ăn vặt và không cho bé ăn trước bữa ăn ít nhất 30 phút - 1 tiếng. Điều này không những loại bỏ áp lực “phải ăn” ở trẻ, mà còn tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, đảm bảo cân nặng của các con.
Ngoài ra, mẹ có thể hỗ trợ bé tiêu hao năng lượng và có cảm giác đói bằng cách rủ bé tham gia vài trò vận động. Phụ huynh nên khuyến khích bé tăng cường các hoạt động vận động như chạy, nhảy, leo trèo..., nhưng lưu ý đảm bảo an toàn.
Thay vì ép con ăn bằng mọi cách, bố mẹ có thể áp dụng những cách khoa học, an toàn để trẻ ăn ngon miệng và hấp thu dinh dưỡng.
Một điều quan trọng nữa là không kéo dài thời gian ăn mỗi bữa, do điều này sẽ khiến khoảng cách giữa các bữa bị thu hẹp lại, bé còn chưa kịp cảm thấy đói đã phải ăn bữa sau. Một bữa ăn chỉ nên kéo dài tối đa 30 phút. Nếu bé không ăn được nhiều, bố mẹ cũng phải kết thúc, cố gắng cho bé ăn ở bữa kế tiếp hoặc tăng thêm bữa ăn cho bé.
Một món ăn được trang trí bắt mắt sẽ hấp dẫn trẻ hơn. Do đó, bố mẹ hãy bỏ chút thời gian trình bày các món ăn đẹp mắt, kích thích sự thèm ăn ở trẻ. Các phụ huynh bận rộn có thể chọn các thực phẩm màu sắc khác nhau, cho mỗi thứ một ít vào từng khay hay dĩa thức ăn của trẻ. Ngoài ra, mẹ nên đổi bữa thường xuyên, đổi cách chế biến để bé cảm thấy mới lạ.
Ngoài ra, tùy độ tuổi, bạn có thể nhờ con làm những việc trong bếp, cùng bố mẹ chuẩn bị bữa ăn. Điều này sẽ giúp con hào hứng và thấy được vai trò quan trọng của mình trong việc tổ chức bữa cơm cho gia đình. Kết quả là con sẽ ăn ngon miệng hơn.
Việc tạo lập và thay đổi thói quen ăn uống của trẻ cần nhiều thời gian và công sức. Bên cạnh những bí quyết trên, bố mẹ có thể cân nhắc thêm các sản phẩm hỗ trợ trẻ ăn ngon và tăng cường tiêu hóa. Tuy nhiên, bố mẹ cần chú ý lựa chọn sản phẩm chất lượng, an toàn và phù hợp với thể trạng của con.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh